QUAN ĐỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘ TRONG THỜ GAN TỚ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.docx (Trang 69 - 73)

TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN TỚI.

Để phát huy những kết quả đạt được trong những năm gần đây, Ngân hàng TMCP Quân đội đã đưa ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng cho những năm tiếp theo. Ngân hàng phấn đấu hoàn thiện cơ bản các đề án trong chiến lược đổi mới đặc biệt là các dự án về công nghệ thông tin. Tiếp tục chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đi đôi với việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung ứng với chất lượng ngày càng được hoàn thiện. Ngân hàng phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng TMCP mạnh nhất của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, hướng tới vươn ra thị trường thế giới. Ngân hàng sẽ tăng cường hợp tác chiến lược, quản trị thương hiệu và nâng cao chất lượng quản trị điều hành và quản trị nhân sự.

1.1. Công tác huy động vốn.

- Tập trung đẩy mạnh huy động vốn, nâng cao tỷ trọng huy động trung dài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư, phát triển.

- Đa dạng hoá sản phẩm huy động, đáp ứng tối đa nhu cầu gửi tiền của khách hàng. - Duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống, khách hàng lớn, tăng cường tiếp thị, mở rộng danh mục khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.

- Chuyển dịch cơ cấu nguồn, đảm bảo tự chủ về nguồn, đảm bảo thanh khoản và đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay và đầu tư.

- Điều hành lãi suất theo sát diễn biến thị trường, đảm bảo giữ vững và tăng trưởng nền vốn.

- Chuyển dịch cơ cấu vốn hợp lý, đảm bảo đáp ứng hoàn toàn nhu cầu cho vay và đầu tư.

- Xây dựng, phát triển sản phẩm huy động vốn mang đặc trưng của SGD.

- Mở rộng danh mục khách hàng, phát triển các kế hoạch có tiềm năng lớn về tiền gửi thông qua các chính sách ưu đãi về phí, lãi suất, rút trước hạn...

- Tăng dần tỷ trọng tiền gửi thanh toán, góp phần tăng thu dịch vụ, và giảm lãi suất huy động bình quân.

- Đánh giá, phân tích cơ cấu tài sản nợ. Có định kỳ hoặc đột xuất theo biến động của thị trường để xây dựng, điều chỉnh chính sách huy động hợp lý, đảm bảo thanh toán.

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, nghiên cứu và dự báo xu hướng biến động của lãi suất để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.

1.2. Hoạt động tín dụng và thẩm định:

- Nâng cao chất lượng công tác tín dụng, thẩm định dự án và tư vấn khách hàng nhằm tăng trưởng dư nợ cho vay.

- Chú trọng kiểm tra, giám sát sau giải ngân, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích vay, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra với khoản vay.

- Tiếp tục đẩy mạnh xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ tồn đọng, cơ cấu lại dư nợ cho vay. - Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng thực tế hoạt động tín dụng, quy định của ngân hàng và hướng dẫn của Hội sở chính.

- Tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng và đa dạng hoá khách hàng tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả. Sản phẩm có

thương hiệu và sức cạnh tranh hơn, có tài sản đảm bảo, các doanh nghiệp thuộc khối sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Kiên quyết thu hẹp dần tín dụng dưới các doanh nghiệp xây lắp hoạt động kém hiệu quả. Không mở rộng cho vay đối với khối xây lắp.

- Tăng cường thu nợ trung dài hạn, giảm bớt cho vay trung dài hạn đối với các dự án mới, chỉ cho vay các dự án có hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh. Tăng cường cho vay bổ sung vốn lưu động bằng cách cho vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp mới tiếp thị, khai thác nhu cầu vay vốn lưu động đối với khách hàng tốt đang có quan hệ tín dụng với SGD.

- Nâng cao vai trò công tác thẩm định; đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng và bảo lãnh.

- Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn, chắc chắn. Thường xuyên rà soát, đôn đốc, theo dõi khoản vay, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, phấn đấu chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đạt từ 2,2% đến 2,5%.

- Tiếp tục đối chiếu, phân loại kế hoạch theo định kỳ để có chính sách kế hoạch hợp lý cho từng thời điểm.

- Giữ vững và tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, mở rộng phục vụ cho vay đối tượng ngoài quốc doanh.,

- Mở rộng, đa dạng hoá danh mục kế hoạch, ngành nghề kinh doanh. - Nâng cao vai trò của công tác thẩm định trong xét duyệt cho vay.

- Tăng cường công tác rà soát hồ sơ tín dụng, đảm bảo thực hiện, tuân thủ đầy đủ quy trình, quy định của Ngân Hàng Nhà Nước và Hội sở chính.

- Tiếp tục theo dõi, bám sát các doanh nghiệp có nợ xấu, nợ tồn đọng, bám sát và tích cực xử lý, tận thu các khoản nợ khó đòi, nợ tồn động, xử lý dứt điểm trong năm 2005, tạo điều kiện cơ cấu lại nợ.

- Mở rộng các hình thức cho vay như đồng tài trợ, cho vay nhà ở, vay trả góp, vay tín dụng và có chính sách cho vay ngoại tệ hợp lý đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hoạt động thanh toán quốc tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh qua việc ủng cố uy tín đã có, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có quan hệ ngoại thương lớn thanh toán qua Ngân hàng nhằm thu hút khách hàng lớn. Chất lượng thanh toán được nâng cao, đảm bảo chính xác, nhanh chóng, tuân thủ đúng quy ước quốc tế. Tổ chức đào tạo cho các thanh toán viên, tích cực tổ chức các hoạt động hội thảo, học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ ở trong và ngoài hệ thống.

1.4 - Đổi mới mô hình tổ chức.

Ngân hàng TMCP thực hiện mô hình quản lý tập trung, đề cao vai trò hoạt động của các Uỷ ban cao cấp, hoàn thiện một số chức năng, nhiệm vụ, bổ sung nhân sự cho các phòng ban Hội sở, tách bạch hoạt động quản lý và kinh doanh trong toàn hệ thống; thực hiện sắp xếp, phân cấp quản lý đối với các chi nhánh theo Quyết định 888 của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời MB cũng hoàn thiện mô hình hoạt động tài chính, thành lập các khối theo đề án tổ chức đã được HĐQT phê duyệt.

1.5 - Quản trị hệ thống công nghệ thông tin.

Ngân hàng Quân đội đã hoàn thành đánh giá thực trạng và xây dựng chiền lược, các biện pháp triển khai lựa chọn xong nhà cung cấp phần mềm corebanking là tập đoàn Temenos - Thuỵ Sỹ. Đồng thời Ngân hàng thực hiện cơ cấu từng bước về tổ chức quản lý để vừa triển khai thành công dự án công nghệ thông tin, vừa đảm bảo cho hệ thông eBank phục vụ tốt nhu cầu quản lý hệ thống.

1.6 - Phát triển nguồn nhân lực.

Trên cơ sở mô hình tổ chức đã được xác định, Ngân hàng đã tập trung đề bạt, sắp xếp, bổ sung, tuyển dụng mới lực lượng cán bộ quản lý các cấp từ ban điều hành đến giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh, các phòng giao dịch. Đây là một đội ngũ trẻ, có năng lực được sắp xếp phù hợp vì thế sẽ góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cho hệ thống quản lý của Ngân hàng.

Cùng với việc tuyển dụng và đào tạo, Ngân hàng luôn luôn chăm lo đến một chính sách lao động nhất quán, kịp thời khuyến khích người lao động, do đó là cơ sở để Ngân

hàng xây dựng được cho mình một tập thể cán bộ nhân viên tam huyết, sáng tạo, luôn nỗ lực vì sự phát triển của Ngân hàng.

1.7 – Công tác truyền thông và quan hệ công chúng:

Ngân hàng sẽ tích cực đăng tải các tin về hoạt động của MB trên các báo, trang web, tăng cường tiếp xúc với các cơ quan báo chí. Đồng thời, MB cũng chuẩn hoá lại các biển hiệu cho các chi nhánh, nâng cấp trang web militarybank.com. Việt Nam, góp phần làm tăng cường giới thiệu hình ảnh của Ngân hàng một cách hiện đại và chuyên nghiệp hơn, thu hút được ngày càng nhiều sự quan tâm của công chúng và mang lại nhiều kết quả thiết thực cho hoạt động kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực huy động vốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân Đội.docx (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w