Kinh nghiệm một số nước khác

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông.doc (Trang 32)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.2.2.Kinh nghiệm một số nước khác

Với nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ tư nhân hoá cao, các nước phát triển và đang phát triển dành VĐT XDCB vào phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh tế lớn mà tư nhân không thể đầu tư được và dùng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua con đường tín dụng Nhà nước. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn kinh doanh. Gần chúng ta hơn là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái lan... là những nước sử dụng

có hiệu quả VĐT XDCB hơn so với các nước trong khu vực với hệ số ICOR thấp hơn 3 - 4 lần [31].

- Trung Quốc

Tập trung xây dựng tuyến đường sắt dài 10.900 km xuyên quan Trung Á đến cảng Rosterdam (Hà Lan) để vận chuyển hàng hoá xuất khẩu đến thị trường Trung Á và Tây Âu.

Thẩm Quyến là một trung tâm kinh tế tài chính phát triển của Trung Quốc. Khi đưa ra chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế này, Trung Quốc đã thực hiện khẩu hiệu: Thông xe, thông biển, thông tin,.. Vì vậy, cơ sở hạ tầng đô thị Thẩm Quyến đã xây dựng một sân bay quốc tế hiện đại thu hút hàng triệu khách đến du lịch hàng năm. Cùng với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hiện đại: đường sắt, đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc… và thủ tục thuận lợi đã nhanh chóng thu hút tiền vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nước ngoài đầu tư vào Thẩm Quyến khá nhanh. Đến năm 1993, VĐT vào đặc khu Thẩm Quyến lên tới 60 tỷ đô la.

- Singapor

Chính phủ Singapor đã dành một lượng VĐT thích đáng từ NSNN để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH, cho ra đời nhiều khu công nghiệp tập trung tạo ra những tiền đề vật chất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Từ những năm 1970 nền kinh tế Singapor đã đạt được những thành tựu đáng kể, từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sang lĩnh vực đào tạo lực lượng lao động, hiện đại hoá ngành vận chuyển quốc tế, nâng cấp hệ thống viễn thông.

Nhà nước Singapor rất quan tâm đến việc quy hoạch đô thị và quản lý đất đai vì quỹ đất xây dựng quá ít, nên việc sử dụng đất hết sức tiết kiệm và phải được tối ưu hoá. Vào những năm 1960, Chính phủ đã thực hiện chính sách trưng thu đất nằm trong diện quy hoạch dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bồi thường cho chủ đầu tư theo giá thị trường.

Ngày nay, Singapor là một trong những nước có kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại nhất thế giới. Cảng biển Singapor đã trở thành cảng lớn thứ 2 sau cảng Rosterdam

(Hà Lan). Sân bay quốc tế của Singapor được xếp vào hàng sân bay tốt nhất của thế giới cả về phương tiện và thái độ phục vụ. Hệ thống giao thông đường cao tốc đi lại vô cùng thuận tiện. Dịch vụ viễn thông Singapore rất hiện đại với cước phí rẻ, nhiều công ty trên thế giới đã chọn Singapore làm trụ sở của họ để thiết lập các đầu mối thông tin và dữ liệu cho hoạt động kinh doanh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

- Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản phát triển từ những năm 1960-1961, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, Chính phủ đã tập trung VĐT từ NSNN để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thời kỳ 1967 - 1971 Chính phủ Nhật Bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng gần gấp 2 lần so với giai đoạn 1964 - 1965 đặc biệt dành cho các đô thị lớn. Nhật Bản dùng vốn NSNN để tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, giao thông đô thị, hệ thống thông tin, nhà ở đô thị, hệ thống cung cấp nước, thoát nước, trường học, bệnh viện.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ tham khảo của các nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

- Tuy rằng có nền kinh tế phát triển nhưng các nước rất chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn vào đầu tư. Nhà nước chỉ tham gia vào những công trình dự án lớn và đầu tư vào dịch vụ công cộng.

- Với phương châm cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, các cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi, nông thôn nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có chính sách đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, đường, điện, hệ thống thông tin liên lạc, kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi. Với cơ sở hạ tầng này Nhà nước phải tập trung ưu tiên đầu tư. Nhìn chung chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của Chính phủ các nước. Với chính sách cởi mở Nhà nước còn động viên tư nhân bỏ VĐT cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thuỷ lợi, thông tin bằng các hình thức BOT, BTO, BT [31].

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT.

- Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.

- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

- Chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.

- Nâng cao vai trò tiên phong của các cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm, dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của thành phố Đồng Hới

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý 17,210 vỉ Bắc, 106,100 kinh đông, nằm trên đường quốc lộ 1A, có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách thị xã Đông Hà 93 km về phía Bắc và cách huyện Bố Trạch 14 km về phía Nam.

Thành phố có phía Bắc giáp huyện Bố Trạch; phía Nam giáp huyện Quảng Ninh; Phía Đông giáp biển đông; phía Tây giáp huyện Quảng Ninh và huyện Bố Trạch.

Thành phố Đồng Hới có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu di tích Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng 50 km, cách khu du lịch suối Bang 50 km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60 km và Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo 180 km. Đồng Hới nằm ngay dọc bờ biển có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển với chiều dài 12 km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh ở phía Tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Thành phố Đồng Hới nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, đường bộ, có hệ thống cảng biển Nhật Lệ, sân bay Đồng Hới và hiện đang hình thành các trung tâm dịch vụ và thương mại, các khu công nghiệp của tỉnh. Các trung tâm này có khả năng tồn tại lâu dài và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và quan hệ quốc tế. Sự phát triển khu vực kinh tế Bắc Trung Bộ và khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo - Nà Phàu (Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan) đã tạo cơ hội cho thành phố cũng như tỉnh Quảng Bình phát triển kinh tế.

Cơ cấu hành chính của thành phố Đồng Hới bao gồm 10 phường nội thành (Nam Lý, Bắc Lý, Đồng Phú, Phú Hải, Đồng Sơn, Đồng Mỹ, Hải Đình, Hải Thành, Bắc Nghĩa, Đức Ninh Đông) và 6 xã ngoại thành (Nghĩa Ninh, Đức Ninh, Bảo Ninh, Lộc Ninh, Thuận Đức, Quang Phú). Có thể nói thành phố Đồng Hới hội tụ nhiều điều kiện để phát triển KT - XH theo hướng CNH - HĐH, sớm hội nhập vào xu thế chung của cả nước và hợp tác quốc tế.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thành phố Đồng Hới có địa hình đa dạng, bao gồm: vùng đồi, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển; địa hình dốc đều từ Tây sang Đông, nằm giữa vùng đá vôi (Karst) và biển.

- Phần phía Đông sông Nhật Lệ là vùng cát Bảo Ninh có địa hình cồn cát ngang ổn định cao độ trung bình 10m, dốc về 2 phía sông Nhật Lệ và biển Đông. Ngoài ra còn có các dãy cát ven biển ở các xã Quang Phú, phường Hải Thành.

- Phần phía Tây sông Nhật Lệ chia làm 5 khu vực: khu vực 1 và 4 (bao gồm các khu Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình và Phú Hải), Khu vực 2 (Bắc Lý, Nam Lý,

Đức Ninh Đông, Bắc Nghĩa, Đức Ninh), Khu vực vực 3 (Đồng Sơn, Thuận Đức) và Khu vực 5 (Lộc Ninh). Nhìn chung sự phân chia các khu vực đã tạo điều kiện khá thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hạ tầng cơ sở.

2.1.1.3. Khí hậu, lượng mưa, chế độ nhiệt

Thành phố Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu Bình Trị Thiên, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,40C, lượng mưa trung bình từ 1.300 đến 4.000mm, tổng giờ nắng 1.786giờ/năm, độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84% và thuộc chế độ gió mùa: gió Đông Nam (gió Nồm), gió Tây Nam (gió Nam) và gió Đông Bắc. Khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa và mùa nắng.

Thành phố nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, nhiều biến động nhất so với cả nước; mùa mưa lũ bão thường xuyên, mùa nắng hạn hán nghiêm trọng.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên đất

Đồng Hới có 5 nhóm đất chính, bao gồm: nhóm đất cát và cát ven biển, có diện tích là 2.756,0 ha chiếm 17,7% diện tích tự nhiên, có thể phát triển mô hình nông - lâm kết hợp; nhóm đất nhiễm mặn, có diện tích khoảng 520,0 ha chiếm 3,3 % diện tích tự nhiên, có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phù sa, có diện tích 1.795,0 ha, chiếm 11,5% diện tích tự nhiên, hầu hết diện tích đất này đã được khai thác đưa vào trồng lúa nước, cây ăn quả, hoa màu; nhóm đất xám, có diện tích là 9.060 ha chiếm 58,3% diện tích tự nhiên, có khả năng sử dụng cho sản xuất công nghiệp, lâm nghiệp; nhóm đất đỏ vàng, đất vùng gò đồi... có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Tài nguyên nước

Thành phố Đồng Hới có nguồn nước mặt phong phú nhờ có hệ thống sông suối, ao hồ khá dày đặc. Toàn thành phố có 4 con sông chính chảy qua: sông Nhật Lệ, sông Mỹ Cương là một nhánh nhỏ đổ ra sông Lệ Kỳ; sông Lệ Kỳ là một nhánh nhỏ đổ ra sông Nhật Lệ; sông Cầu Rào là sông ngắn nhỏ, chỉ dài 5 km nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thoát nước của thành phố.

Đồng Hới có hệ thống hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú, hồ nhân tạo điển hình là Hồ Thành, đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử. Đồng Hới

có 2 hồ lớn là hồ Bàu Tró và hồ Phú Vinh. Hồ Bàu Tró là hồ nước ngọt ngay cạnh biển và là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu trước đây của thành phố với trữ lượng khai thác 9000m3/ngày đêm. Đến nay, thành phố Đồng Hới đã hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt từ hồ Phú Vinh với công suất 19.000m3/ngày đêm.

Nước ngầm ở Đồng Hới mới điều tra tổng thể, chưa điều tra chi tiết để đánh giá đầy đủ, nhìn chung phân bố không đều, phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm.

Sự phân bố dòng chảy ở Đồng Hới theo mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu. Do vậy các vùng đất thấp ở hạ lưu sông Nhật Lệ thường bị nhiễm mặn.

+Tài nguyên rừng

Hiện Đồng Hới có 6.757,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 43% diện tích tự nhiên, có tỷ lệ che phủ 60%. Rừng ở Đồng Hới bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển và rừng trồng sản xuất, tập trung chủ yếu ở Bảo Ninh, Thuận Đức, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Lộc Ninh và Đồng Sơn.

+ Tài nguyên biển

Thành phố Đồng Hới có trên 12,7 km từ biển Quang Phú đến biển Bảo Ninh. Biển có nhiều nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang... ; trong đó mực ống, mực nang có trữ lượng khá lớn và chất lượng cao.

Ngoài ra vùng nội địa có nhiều sông suối, ao hồ, đồng trũng, bãi bồi ven sông... có nhiều loài thuỷ sinh sinh sống, hàng năm khai thác được số lượng lớn thuỷ sản nước lợ.

+ Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản phi kim loại: Mỏ Cao Lanh tại xã Lộc Ninh có quy mô, trữ

lượng trên 30 triệu tấn, là mỏ thuộc loại lớn nhất nước ta, rất có điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến cao lanh.

- Cát trắng Thạch Anh có trữ lượng hàng chục triệu tấn phấn bố ở xã Lộc Ninh, Quang Phú, Bảo Ninh và phường Hải Thành. Cát xây dựng cũng có trữ lượng lớn, phục vụ nhu cầu xây dựng của Thành phố. Ngoài ra có nhiều mỏ sét với trữ

lượng khoảng 17 triệu m3 là điều kiện để phát triển công nghiệp làm gốm sứ, gạch ngói và vật liệu xây dựng.

+ Tài nguyên nhân văn và du lịch

- Thành phố Đồng Hới có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu ngư ở Bảo Ninh, Hải Thành; lễ hội bơi trãi truyền thống trên sông Nhật Lệ. Các lễ hội này có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá và du lịch; có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương của nhân dân, động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất.

- Thành phố Đồng Hới có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được thẩm định và đánh giá: Quảng Bình Quan, luỹ Đào Duy Từ, hồ Bàu Tró, khu vực Hồ Thành, khu vực Đồi Giao Tế...; có các khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng như khu Sunspar Resort Mỹ Cảnh, 2 khu nghỉ dưỡng ở xã Bảo Ninh, 1 khu nghỉ dưỡng ở xã Quang Phú; có các bãi biển đẹp như Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh... là những lợi thế để xây dựng phát triển ngành dịch vụ và du lịch.

+ Vấn đề môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị và Nghị quyết số 15/NQ/TƯ ngày 21/7/2005 của Tỉnh uỷ Quảng Bình về "Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" đã góp phần đảm bảo sức khoẻ của nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển KT – XH thành phố bền vững. Đến nay thành phố Đồng Hới đã định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thái, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và khắc phục sự suy thoái môi trường; giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường và xử lý các

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông.doc (Trang 32)