Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông.doc (Trang 38 - 40)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1.1.4.Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên đất

Đồng Hới có 5 nhóm đất chính, bao gồm: nhóm đất cát và cát ven biển, có diện tích là 2.756,0 ha chiếm 17,7% diện tích tự nhiên, có thể phát triển mô hình nông - lâm kết hợp; nhóm đất nhiễm mặn, có diện tích khoảng 520,0 ha chiếm 3,3 % diện tích tự nhiên, có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản; nhóm đất phù sa, có diện tích 1.795,0 ha, chiếm 11,5% diện tích tự nhiên, hầu hết diện tích đất này đã được khai thác đưa vào trồng lúa nước, cây ăn quả, hoa màu; nhóm đất xám, có diện tích là 9.060 ha chiếm 58,3% diện tích tự nhiên, có khả năng sử dụng cho sản xuất công nghiệp, lâm nghiệp; nhóm đất đỏ vàng, đất vùng gò đồi... có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp.

+ Tài nguyên nước

Thành phố Đồng Hới có nguồn nước mặt phong phú nhờ có hệ thống sông suối, ao hồ khá dày đặc. Toàn thành phố có 4 con sông chính chảy qua: sông Nhật Lệ, sông Mỹ Cương là một nhánh nhỏ đổ ra sông Lệ Kỳ; sông Lệ Kỳ là một nhánh nhỏ đổ ra sông Nhật Lệ; sông Cầu Rào là sông ngắn nhỏ, chỉ dài 5 km nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thoát nước của thành phố.

Đồng Hới có hệ thống hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú, hồ nhân tạo điển hình là Hồ Thành, đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử. Đồng Hới

có 2 hồ lớn là hồ Bàu Tró và hồ Phú Vinh. Hồ Bàu Tró là hồ nước ngọt ngay cạnh biển và là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu trước đây của thành phố với trữ lượng khai thác 9000m3/ngày đêm. Đến nay, thành phố Đồng Hới đã hoàn thiện hệ thống cấp nước sinh hoạt từ hồ Phú Vinh với công suất 19.000m3/ngày đêm.

Nước ngầm ở Đồng Hới mới điều tra tổng thể, chưa điều tra chi tiết để đánh giá đầy đủ, nhìn chung phân bố không đều, phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa trong năm.

Sự phân bố dòng chảy ở Đồng Hới theo mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu. Do vậy các vùng đất thấp ở hạ lưu sông Nhật Lệ thường bị nhiễm mặn.

+Tài nguyên rừng

Hiện Đồng Hới có 6.757,96 ha đất lâm nghiệp, chiếm 43% diện tích tự nhiên, có tỷ lệ che phủ 60%. Rừng ở Đồng Hới bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển và rừng trồng sản xuất, tập trung chủ yếu ở Bảo Ninh, Thuận Đức, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Lộc Ninh và Đồng Sơn.

+ Tài nguyên biển

Thành phố Đồng Hới có trên 12,7 km từ biển Quang Phú đến biển Bảo Ninh. Biển có nhiều nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang... ; trong đó mực ống, mực nang có trữ lượng khá lớn và chất lượng cao.

Ngoài ra vùng nội địa có nhiều sông suối, ao hồ, đồng trũng, bãi bồi ven sông... có nhiều loài thuỷ sinh sinh sống, hàng năm khai thác được số lượng lớn thuỷ sản nước lợ.

+ Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản phi kim loại: Mỏ Cao Lanh tại xã Lộc Ninh có quy mô, trữ

lượng trên 30 triệu tấn, là mỏ thuộc loại lớn nhất nước ta, rất có điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến cao lanh.

- Cát trắng Thạch Anh có trữ lượng hàng chục triệu tấn phấn bố ở xã Lộc Ninh, Quang Phú, Bảo Ninh và phường Hải Thành. Cát xây dựng cũng có trữ lượng lớn, phục vụ nhu cầu xây dựng của Thành phố. Ngoài ra có nhiều mỏ sét với trữ

lượng khoảng 17 triệu m3 là điều kiện để phát triển công nghiệp làm gốm sứ, gạch ngói và vật liệu xây dựng.

+ Tài nguyên nhân văn và du lịch

- Thành phố Đồng Hới có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu ngư ở Bảo Ninh, Hải Thành; lễ hội bơi trãi truyền thống trên sông Nhật Lệ. Các lễ hội này có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử, văn hoá và du lịch; có tác dụng giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương của nhân dân, động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất.

- Thành phố Đồng Hới có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được thẩm định và đánh giá: Quảng Bình Quan, luỹ Đào Duy Từ, hồ Bàu Tró, khu vực Hồ Thành, khu vực Đồi Giao Tế...; có các khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng như khu Sunspar Resort Mỹ Cảnh, 2 khu nghỉ dưỡng ở xã Bảo Ninh, 1 khu nghỉ dưỡng ở xã Quang Phú; có các bãi biển đẹp như Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh... là những lợi thế để xây dựng phát triển ngành dịch vụ và du lịch.

+ Vấn đề môi trường

Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, Nghị quyết số 41/NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị và Nghị quyết số 15/NQ/TƯ ngày 21/7/2005 của Tỉnh uỷ Quảng Bình về "Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" đã góp phần đảm bảo sức khoẻ của nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển KT – XH thành phố bền vững. Đến nay thành phố Đồng Hới đã định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thái, phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường; xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và khắc phục sự suy thoái môi trường; giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo cảnh quan môi trường và xử lý các vấn đề môi trường một cách triệt để.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông.doc (Trang 38 - 40)