Về sản xuất kinh doanh của thành phố Đồng Hới

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông.doc (Trang 47 - 53)

B. Hạ tầng kỹ thuật

2.1.2.4. Về sản xuất kinh doanh của thành phố Đồng Hới

Thời kỳ 1995 - 2005 được sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh với đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, kinh tế thành phố duy trì được mức tăng trưởng khá trong thời kỳ 1995 - 2000 và liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong thời kỳ 2000 - 2005; cơ sở hạ tầng của thành phố được đầu tư tăng cường; chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống nhân dân từng bước được cải

thiện. Đặc biệt năm 2004 Đồng Hới được công nhận là thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh đã tạo vị thế mới, bước phát triển mới cho thành phố trong tương lai.

- Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 1995 - 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Hới đạt mức khá, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,8%, riêng kinh tế do thành phố quản lý tăng 7,8% năm. Giai đoạn 2001 - 2005, kinh tế thành phố có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 5 năm đạt 12,5%, tăng cao hơn mức tăng bình quân của cả tỉnh là 3,65% và phát triển ở mức cao nhất từ ngày tái lập tỉnh đến nay. Đạt được tốc độ tăng trưởng trên do cả 3 khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng cao, khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Tốc độ tăng bình quân 3 khu vực như sau:

Bảng 2.2: Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1995 - 2000, 2001 - 2005

Khu vực Thời kỳ 1995 - 2000 Thời kỳ 2001 - 2005

KVI: Nông, lâm, thuỷ sản 5,87 4,06

KVII: Công nghiệp - xây dựng 11,59 14,18

KVIII: Dịch vụ 11,57 13,05

Thu nhập bình quân đầu người tăng tương đối khá. Năm 1995 đạt 150 USD, năm 2000 đạt 434 USD, đến năm 2005 đạt 750 USD, tăng gấp 1,73 lần năm 2000 và gấp 5 lần so với năm 1995, gấp 2 lần bình quân chung cả tỉnh.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đồng Hới

Khu vực Năm 1995 Năm 2000 Năm 2005

Tỷ trọng 100 100 100

KVI: Nông, lâm, thuỷ sản 15,7 12,5 8,5

KVII: Công nghiệp - xây dựng 35,3 36,7 39,5

Kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng khu vực I giảm liên tục từ 15,7% năm 1995, đến năm 2000 là 12,5% và năm 2005 là 8,5% (chỉ tiêu quy hoạch là 10,1%). Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng dần, từ 29,5% năm 1995 lên 36,7% năm 2000 và 39,5% năm 2005(chỉ tiêu quy hoạch là 41,2%), tỷ trọng khu dịch vụ cũng tăng dần từ 50% năm 1995 đến 52% năm 2005 (chỉ tiêu quy hoạch là 48,7%).

Tỷ trọng giữa các loại hình kinh tế cũng có sự chuyển dịch trên cơ sở phát triển các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế Nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo, chiếm trên 35% giá trị tăng thêm. Kinh tế tư nhân tăng khá nhanh do thành lập mới và được bổ sung theo chủ trương cổ phần hoá của Chính phủ so với năm 2000. Năm 2005 giá trị tăng thêm các loại hình kinh tế này tăng gấp 3,6 lần, chiếm tỷ trọng từ 6,4% năm 2000 lên 9,5% năm 2005 trong giá trị tăng thêm.

- Ngành nông nghiệp

Thời kỳ 1995 - 2005, nông nghiệp thành phố vẫn có tốc độ tăng trưởng khá, đạt 5%/năm (chỉ tiêu quy hoạch là 1,8%)... Năng suất lúa bình quân từ 27,3 tạ/ha/vụ năm 1995 lên 45 tạ/ha/vụ năm 2000. Cơ cấu nội bộ ngành đã có những chuyển dịch đáng

0 10 20 30 40 50 60 1995 2000 2005

CƠ CẤU KINH TẾ

nong, lam, thuy san CN-XD Dich vu

kể, tỷ trọng sản xuất trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi tăng khá: năm 1995 chiếm 37% ,đến năm 2005 tăng lên 44%.

+ Về trồng trọt, cơ cấu cây trồng mùa vụ đã có những chuyển biến tích cực. Giai đoạn 1995 - 2000 ổn định diện tích trồng lúa trong phạm vi từ 2.125 ha đến 2.279 ha, sản lượng lương thực năm 2000 đạt 11.000 tấn. Giai đoạn 2001 - 2005, diện tích trồng lúa giảm dần từ 2.292ha năm 2001 xuống còn 2.220 ha năm 2005, nhưng sản lượng vẫn tăng dần từ 10.514 tấn năm 2001 lên 12.027 tấn năm 2005. Năng suất bình quân tăng từ 45,8 tạ/ha năm 2001, lên 54 tạ/ha năm 2005 (chỉ tiêu quy hoạch là 45 tạ/ha)…

+ Chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm đã có chuyển đổi mạnh về cơ cấu vật nuôi và hình thức nuôi, từ chổ chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ trong hộ gia đình, đến nay đã xuất hiện nhiều cơ sở chăn nuôi theo hình thức trang tại tập trung; áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Một số mô hình chăn nuôi bò, lợn đã thu được kết quả tốt ở Thuận Đức, Bắc Lý. Sản phẩm chăn nuôi đa dạng, phong phú, chất lượng vật nuôi được cải tạo và nâng cấp rõ rệt, nhất là đàn bò và đàn lợn. Giai đoạn 2001 - 2005 đàn trâu, bò ổn định. Năm 2005 thành phố có 570 con trâu và 2200 con bò, số lượng đàn lợn tăng bình quân 8%/năm.

- Lâm nghiệp

Giai đoạn 1996 - 2000, thành phố trồng mới hơn 820 ha rừng tập trung, chủ yếu ở vùng cát ven biển và vùng đồi trọc. Công tác giao đất, giao rừng, xây dựng vườn rừng, đồi rừng thực hiện tốt đã làm cho công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trở thành phong trào của quần chúng nhân dân. Thành phố đã chú trọng công tác giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận QSD đất lâm nghiệp trên 300ha giúp nhân dân chủ động sản xuất, phát triển kinh tế vùng gò đồi tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.

Giai đoạn 2001 - 2005, công tác quản lý, bảo vệ vốn rừng ở Đồng Hới được quan tâm, đã trồng mới 284 ha rừng tập trung và hàng vạn cây phân tán. Thành phố thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp, tạo điều kiện để nhân dân phát triển kinh tế rừng, nâng cao đời sống. Đến nay độ che phủ rừng trên địa bàn thành

phố đạt 61%, công tác quản lý, bảo vệ, phòng ngừa chữa cháy rừng được tăng cường, góp phần bảo vệ môi trường thành phố.

- Ngư nghiệp

+ Khai thác thuỷ sản: cơ cấu nghề nghiệp khai thác có nhiều đổi mới và chuyển dịch theo hướng vươn khơi, chú trọng nghề khai thác các đối tượng xuất khẩu. Ngư dân đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi nghề nghiệp, mỗi tàu trang bị từ 2 - 3 nghề để bám biển sản xuất theo mùa vụ, năng lực khai thác được tăng lên đáng kể. Năm 2005, toàn thành phố có 529 tàu với tổng công suất là 19.245 CV, tăng 24% so với năm 2001, đưa công suất bình quân tàu thuyền của thành phố từ 27,6 CV/chiếc năm 2001 lên 36,7 CV/chiếc vào năm 2005.

Giai đoạn 1995 - 2000, sản lượng đánh bắt tăng bình quân 7,81% .

- Ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Trong giai đoạn 1995 - 2000, công nghiệp thành phố từng bước ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân 18,69% (chỉ tiêu quy hoạch là 13,5%), phần do thành phố quản lý tăng bình quân 16,08%. Trong giai đoạn 2000 2005, công nghiệp thành phố quản lý có tốc độ tăng hơn giai đoạn 1995 - 2000 là 4%.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư mở rộng, số lượng cơ sở sản xuất tăng từ 894 cơ sở vào năm 1995 lên 1556 cơ sở vào năm 2005, các cơ sở quy mô vừa và nhỏ phát triển khá.

Về cơ cấu các ngành công nghiệp: các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 87% giá trị sản xuất, tập trung vào các sản phẩm chủ lực: phần khoáng phi kim loại, gạch ngói. Về cơ cấu thành phần, thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đẩy mạnh cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê DNNN nên tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các DNNN năm 2005 giảm so với năm 1994 (1995 là 75,9%, đến năm 2005 chiếm tỷ trọng 44,1%), còn lại là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Công nghiệp ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển đều khắp các xã, phường; đã có sự chuyển dịch về lao động và vốn sản xuất một cách đáng kể.

Năm 2001 thu hút 3.723 lao động, số vốn đầu tư là 36.132 triệu đồng; Đến năm 2005 thu hút 5.250 lao động với số vốn đầu tư 114.693 triệu đồng. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới đã thu hút 25 công ty, xí nghiệp có dự án đầu tư sản xuất.

Thực hiện đề án quy hoạch các cụm điểm tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005, đến nay thành phố đã quy hoạch chi tiết và kêu gọi đầu tư được 2 cụm và 1 điểm tại các xã Thuận Đức, Đức Ninh và Quang Phú với tổng diện tích 25 ha.

Công nghiệp chế biến tuy có phát triển nhưng so với tiềm năng nguồn nguyên liệu tại chỗ vẫn còn ở mức quá nhỏ, thiết bị công nghệ đa phần còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, tính cạnh tranh yếu, các ngành nghề sản xuất khác tuy có phát triển nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng.

- Ngành dịch vụ

+ Dịch vụ thương mại: hoạt động thương mại đã có những bước phát triển đáng kể, hàng hoá lưu thông ngày càng thuận lợi, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội tăng trưởng với tốc độ khá, tốc độ tăng bình quân trong suốt thời kỳ đạt 18,69%. Dịch vụ thương mại phát triển phong phú, mạng lưới được mở rộng, các cơ sở kinh doanh tăng nhanh từ 2640 cơ sở vào năm 2000 lên 5583 cơ sở vào năm 2005. Mạng lưới các chợ được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Đến nay thành phố có 12 chợ, trong đó có 6 chợ thành thị và 6 chợ nông thôn; các trung tâm thương mại được hình thành đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

+ Dịch vụ du lịch phát triển nhanh, một số khu du lịch chất lượng cao được xây dựng, nhiều nhà hàng khách sạn được nâng cấp. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch được chú trọng. Đến nay thành phố đã có 98 khách sạn, nhà nghỉ với 1732 phòng, tăng 67 cơ sở, 1006 phòng so với năm 2000, trong đó có 13 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 2 sao, đặc biệt khu du lịch sinh thái Mỹ Cảnh - Bảo Ninh đạt tiêu chuẩn 4 sao với 236 buồng và 500 giường được đưa vào sử dụng cuối năm 2004, đáp ứng yêu cầu du khách quốc tế và khách nước ngoài đến tham quan. Đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch đã được đào tạo, chất lượng phục vụ được tăng lên, lượng khách du lịch đến Đồng Hới năm 2005 đạt 302.000 lượt, tăng gấp 2 lần so với năm 2000.

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…) chưa đồng bộ, sản phẩm dịch vụ du lịch còn nghèo và đặc biệt là chất lượng dịch vụ phục vụ ngành du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, hệ số lưu trú của du khách còn thấp, chỉ đạt 1,12 - 1,18 ngày/khách.

Dịch vụ khác: các dịch vụ tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, bảo hiểm, vui chơi, giải trí… ngày càng phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mê kông.doc (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w