THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.doc (Trang 26 - 28)

Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM

Việt Nam đã chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hay còn gọi là chính sách “Đổi mới” nền kinh tế được khởi xướng từ những năm 80. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao từ 4,6% những năm 80 lên 7,6% những năm 90 và đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt là 8,48%. Bên cạnh đó, trong suốt hai thập niên đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn mực quốc tế (có mức sống dưới 1 USD/ngày), đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 14,7% năm 2007 [Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề, Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, Tuổi trẻ Thứ Bảy, 12/04/2008]. Những thành tựu trên đã có đóng góp không nhỏ đến sự phát triển của hệ thống tài chính của nước ta. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước nông nghiệp với dân số năm 2006 là 84.155,8 nghìn người, trong đó có khoảng 61.332,2 nghìn người sống ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng 72,88% và nông nghiệp đóng góp khoảng 20,36% tổng thu nhập quốc dân (theo số liệu thống kê 2006 của Tổng cục Thống kê). Từ những số liệu trên cho thấy, nông nghiệp cũng có những đóng góp đáng kể trong tăng trưởng kinh tế nước nhà. Do đó, việc khuyến khích và tạo sự cân bằng trong việc phát triển các thành phần kinh tế của nước ta là việc làm vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp được xem là mục tiêu để ta thực hiện và tạo đà phát triển các ngành khác vì nông nghiệp cung cấp lương thực và các sản phẩm đầu vào cho nhiều ngành sản xuất khác.

Việc phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Chính vì thế mà trong những năm gần đây Nhà nước đã lập ra hệ thống Ngân hàng ở nông thôn nhằm cung cấp vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cụ thể đó là Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội là hai hệ thống chủ yếu thường thấy ở nông thôn Việt Nam.

Cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới, hệ thống các tổ chức tín dụng ở nông thôn Việt Nam gồm: các tổ chức tín dụng chính thức và các tổ chức tín dụng phi chính thức. Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức hoạt đông theo phương thức truyền thống đó là cho vay thường có thế chấp tài sản, hệ thống này chưa phát triển lắm và thiếu sự cạnh tranh giữa các tổ chức vơi nhau. Lượng vốn tín dụng mà các tổ chức này cung cấp chỉ đáp ứng 45% nhu cầu tín dụng của nông hộ (theo Schipper ước lượng từ kết quả điều tra mức sống của người Việt Nam, 2002).

2.2. THỰC TRẠNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG Ở HUYỆN THỐT NỐT

Huyện Thốt Nốt có vị trí tiếp giáp giao lưu văn hoá với 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Huyện có diện tích 17.129 ha mang đặc điểm của địa hình đồng bằng với nhiều kênh rạch rất thuận lợi về giao thông thuỷ bộ. Năm 2007, đất nông nghiệp chiếm khoảng 13.174 ha, tương đương 76,91% diện tích đất của huyện. Tổng số hộ gia đình của huyện là 41.620 hộ với dân số là 197.853 người, số lao động trong nông nghiệp chiếm 63,41%. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2007 đạt khoảng 19,87%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2007 theo tiêu chí mới1 của huyện là 6% (theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân của Uỷ ban nhân dân huên Thốt Nốt, 2007). Về thị trường tín dụng của huyện, theo kết quả điều tra trên địa bàn huyện có trên 10 ngân hàng bao gồm cả ngân hàng Cổ phần và ngân hàng quốc doanh nhưng các hộ nông dân ở đây chủ yếu vay tiền từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội và hai ngân hàng này chỉ mới đáp ứng được khoảng 60,87% theo kết quả điều tra.

1 - Chuẩn nghèo lương thực thực phẩm năm 2004 là 124 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nông thôn và 163 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.doc (Trang 26 - 28)