Nhận xét các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.doc (Trang 45 - 48)

- Giá trị tài sản của nông hộ:

Biến giải thích đầu tiên của mô hình là giá trị tài sản của hộ. Theo kết quả cho thấy, biến này không có ý nghĩa thống kê trong việc nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Sự không có ý nghĩa của biến này nói lên rằng các tổ chức cho vay không quan tâm lắm đến giá trị tài sản của hộ như thế nào. Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra có đến 17 hộ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội trong số 28 hộ có vay vốn. Điều này cho thấy biến này không có ý nghĩa cũng là điều hợp lý vì vay tiền ở Ngân hàng Chính sách thì các hộ thường được vay tín chấp và phía Ngân hàng cũng ít khi xem xét đến giá trị tài sản của hộ như thế nào để được vay.

- Thu nhập, chi tiêu và tổng diện tích đất của nông hộ

Các biến thu nhập, chi tiêutổng diện tích đất của hộ đều không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Điều này có thể được giải thích do các hộ chủ yếu vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng thực hiện các chương trình tín dụng đặc biệt của Chính phủ đối với hộ nghèo, nên khi cho vay các hộ này thì họ chủ yếu cũng là hộ nghèo nên Ngân hàng không quan tâm đến các đặc điểm này.

Biến giới tính của chủ hộ có nghĩa thống kê tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ ở mức ý nghĩa 5% và cùng có hệ số góc cùng dấu với dấu kỳ vọng đặt ra khi tiến hành nghiên cứu tác động của biến này. Biến này mang hệ số góc là 0,6754 > 0 nên biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận tín dụng và biến giới tính chủ hộ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Tác động của biến này được giải thích về mặt ý nghĩa kinh tế như sau: khi chủ hộ có giới tính là nam thì khả năng tiếp cận tín chính thức sẽ cao hơn 0,6754% so với chủ hộ là nữ. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ sở lý thuyết cho rằng chủ hộ là nam thì thích vay ở các tổ chức tín dụng chính thức hơn, còn chủ hộ là nữ thì thường có khuynh hướng vay ở nguồn phi chính thức.

- Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của chủ hộ là tiểu học, biến này có ý nghĩa thống kê tác động lên khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ với mức ý nghĩa 5%. Biến này có dấu cùng với dấu kỳ vọng, hệ số góc của biến này là -0,3884 < 0 nên biến này và biến phụ thuộc có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Cụ thể, nếu chủ hộ có trình độ học vấn ở cấp tiểu học thì khả năng tiếp cận tín dụng sẽ giảm 0,3884% so với hộ có trình độ học vấn ở cấp khác, nếu các yếu tố khác không thay đổi. Tác động của biến này về ý nghĩa kinh tế được giải thích rằng trình độ học vấn của hộ càng thấp thì khả năng tiếp cận tín dụng của hộ sẽ thấp, vì những hộ có học vấn cao thường có những phương án sản xuất cũng như kinh doanh tốt hơn. Họ thường kiếm được nhiều lợi nhuận vì vậy khi xem xét cho vay các tổ chức chính thức sẽ có phần nào thiên về những hộ có trình độ học vấn cao.

- Quyền sử dụng đất (bằng đỏ)

Hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất thì có ý nghĩa tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở mức ý nghĩa 1%. Các Ngân hàng thường xem xét việc hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy đỏ như là tài sản thế chấp để làm điều kiện cho vay, mặc dù trong một số trường hợp khi vay nông hộ không phải làm thủ tục thế chấp tài sản, mà khi vay nông hộ chỉ nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ngân hàng giữ trong suốt kỳ hạn nợ. Vì vậy, những hộ có bằng đỏ quyền sử dụng

có bằng đỏ quyền sử dụng đất thì khả năng tiếp cận tín dụng từ các tổ chức cho vay chính thức sẽ cao hơn 0,6319% so với những hộ không có bằng đỏ.

- Số người sống phụ thuộc trong gia đình

Hệ số ước lượng của biến số người phụ thuộc trong hộ có ý nghĩa thống kê trong mô hình Probit với mức ý nghĩa 5%. Hệ số góc của biến này là -0,1834 < 0 ngụ ý rằng hộ có nhiều thành viên phụ thuộc thì khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức sẽ thấp hơn so với những hộ có ít thành viên sống phụ thuộc. Cụ thể, nếu số thành viên phụ thuộc trong hộ tăng lên 1 người thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ sẽ giảm 0,1834% so với các hộ bình thường khác. Điều này có thể được giải thích như sau: nếu số thành viên phụ thuộc trong hộ tăng thì chi tiêu của hộ cao hơn và lao động trong hộ ít có thời gian tập trung vào việc sản xuất hơn, do đó thu nhập của hộ có thể thấp hơn các hộ khác. Về phía các tổ chức cho vay, ít khi các tổ chức này cho vay để tiêu dùng vì tiêu dùng thì hộ sẽ khó có khả năng trả lại cả vốn và lãi, trong khi đó, các hộ có nhiều thành viên phụ thuộc thì họ chủ yếu tiêu dùng và ít sản xuất. Vì lý lẽ này, hộ có nhiều thành viên phụ thuộc sẽ giảm khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.doc (Trang 45 - 48)