Những chương trình này sử dụng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước hay của của các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như giảm đói nghèo, tạo việc làm, tái tạo rừng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hầu hết các chương trình này đều cho vay các đối tượng chương trình phục vụ với lãi suất ưu đãi, lãi suất thấp hoặc thậm chí cho mượn vốn để cải thiện mức sống. Các chương trình này bao gồm: Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi trọc, chương trình tạo việc làm, chương trình phát triển làng nghề truyền thống, chương trình 135 xoá đói giảm nghèo và một số chương trình tín dụng khác. Tất cả các chương trình này đều nhằm mục đích cung cấp tín dụng để cải thiện môi trường, nâng cao mức sống cũng như các mục đích từ thiện khác. Các chương trình này được thực hiện thông qua các tổ chức, đoàn thể xã hội ở địa phương như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh. Ở nông thôn huyện Thốt Nốt, các chương trình này nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo và phát triển làng nghề truyền thống (nghề làm bánh tráng).
Ngoài các tổ chức tín dụng chính thức nói trên, ở nông thôn Việt Nam còn có các tổ chức tín dụng phi chính thức: Những người cho vay chuyên nghiệp, hụi, vay mượn từ người thân và bạn bè, các chủ cửa tiệm bán vật tư nông nghiệp (theo Ngân, 2004). Hoạt động của các tổ chức này không theo luật và quy định của Ngân hàng nhà nước, thậm chí đôi khi còn trái pháp luật. Theo số liệu điều tra về mức sống của người Việt Nam năm 1998, các tổ chức tín dụng phi chính thức chiếm 51% số hộ vay
vốn. Tỷ lệ này cho thấy thị phần tín dụng phi chính thức vẫn chiếm lĩnh thị trường so với tín dụng phi chính thức.
Ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, theo kết quả điều tra mức sống của người Việt Nam năm 2004 về thị phần tín dụng của các loại hình tổ chức tín dụng như sau:
Bảng 3.1: Thị phần tín dụng của các tổ chức ở nông thôn ĐBSCL năm 2004 Nguồn cung cấp tín dụng Thị phần (%)
1. Ngân hàng Chính sách xã hội 7,73
2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 56,22
3. Các ngân hàng thương mại khác 6,72
4. Quỹ việc làm 1,57
5. Quỹ tín dụng nhân dân 2,29
6. Các tổ chức kinh tế xã hội 1,14
7. Những người cho vay chuyên nghiệp 10,73
8. Người thân, bạn bè và hàng xóm 13,02
9. Các nguồn khác 0,58
Tổng 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra về mức sống của người Việt Nam 2004, Vương Quốc Duy (2007)
Từ bảng trên, ta thấy rằng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội chiếm tỷ lệ cao trong việc cung cấp tín dụng ở nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long. Điều này là do việc tập trung các chương trình tín dụng của Chính phủ nhằm phát triển đời sống nông thôn. Qua bảng 3.1, ta cũng thấy rằng tín dụng từ nguồn phi chính thức vẫn còn chiếm tỷ lệ tương đối cao (24,33%), đây là các khoản tín dụng có lãi suất khá cao. Điều này cho thấy tín dụng nông thôn còn nhiều bất cập trong việc mở rộng đối tượng cho vay của các tổ chức tín dụng hơn nữa để ngày càng phục vụ tốt hơn những người có nhu cầu vay vốn nhằm mục đích sản xuất kinh doanh. Việc này chẳng những giúp được người nông dân có nguồn vốn sản xuất với chi phí thấp mà còn đem lại thu nhập cho các tổ chức cho vay, đồng thời còn cải thiện đời sống kinh tế của nước ta.
Hệ thống các tổ chức tín dụng ở nông thôn
huyện Thốt Nốt
Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức
Hình 1: Hệ thống các tổ chức tín dụng đang hoạt động ở nông thôn Thốt Nốt
Tóm lại, thị trường tín dụng nông thôn huyện Thốt Nốt cũng như các khu vực nông thôn khác của nước ta và các nước đang phát triển khác. Chúng ta có thể thấy ở nông thôn Thốt Nốt cũng tồn tại hai thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức đan xen với nhau. Tuy nhiên, ở phạm vi đề tài này chỉ tập trung xem xét việc tiếp cận tín dụng từ nguồn chính thức và hiệu quả sử dụng món vay từ nguồn tín dụng chính thức.
Hình 2: Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động ở Thốt Nốt
Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Thốt Nốt
Ngân hàng NNo và PTNT Ngân hàng Chính sách xã hội Các Ngân hàng thương mại khác NH Ngoại thương
NH Đầu tư và Phát triển
NH Á Châu, NH Phương Nam,…
Các tổ chức TD chính thức khác
CHƯƠNG 4
XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THỐT NỐT