- Tiền gửi không kỳ
2.2.2 Thực trạng và nguyên nhân rủi ro cho vay tại ngân hàng MB Đà Nẵng
2.2.2.1 Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng MB Đà Nẵng
Hoạt động ngân hàng hay bất kỳ hoạt động kinh tế nào đều không thể tránh khỏi những hạn chế, rủi ro trong quá trình hoạt động. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu để đánh giá chính xác và khách quan nhất mức độ rủi ro của hoạt động cho vay.
Nợ xấu: chiếm một phần trong nợ quá hạn, nhưng nợ xấu là những khoản nợ có nguy cơ làm mất vốn nhất vì vậy kiểm soát nợ xấu đến mức tốt nhất thì lợi nhuận càng tăng cao. Tình hình nợ xấu của doanh nghiệp trong năm 2008 – 2010 như sau:
Bảng 10: Tình hình nợ xấu trong cho vay đối với doanh nghiệp trong năm 2008 – 2010
ĐVT:Tỷ đồng
Dư nợ xấu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) (%) (+/-) (%)
Doanh nghiệp 4,645 7,7 7,83 3,055 65,77% 0,13 1,69%
DNNVV 4,645 7,7 7,83 3,055 65,77% 0,13 1,69%
DN lớn 0 0 0 0 0
(Nguồn: phòng quản lý tín dụng ngân hàng MB Đà Nẵng)
các khoản cho vay đối với doanh nghiệp lớn hoàn toàn không có nợ xấu. Nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp xuất phát từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội – chi nhánh Đà Nẵng có sự tăng đột biến trong năm 2009 : tăng 3,055 tỷ đồng tương đương 65,77%. Đây là sự gia tăng đáng lo ngại. Lý giải cho sự gia tăng này: trong năm 2008, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu tác động đến nước ta, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tất yếu khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng gặp vấn đề (trừ các doanh nghiệp lớn có tình hình tài chính vững mạnh có thể vượt qua sự khủng hoảng). Trong thời gian đầu 2009, tác động của cuộc khủng hoảng vẫn còn, chính vì vậy, các khoản cho vay này dần dần chuyển từ nợ đủ tiêu chuẩn sang nợ quá hạn và nợ xấu, làm cho nợ xấu tăng lên đáng kể.
Nhưng trong năm 2010, khi nền kinh tế đi vào ổn định, chính là điều kiện để các doanh nghiệp ổn định và phát triển, từ đó khả năng trả các khoản vay ngân hàng phục hồi, làm nợ xấu trong năm 2010 mặc dù tăng nhưng với tỷ lệ thấp: tăng 0,13 tỷ đồng, tương đương 1,69%.
Bảng 11:Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay đối với DNNVV trong năm 2008 – 2010 ĐVT:Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) (%) (+/-) (%)
Nợ xấu 4,645 7,7 7,83 3,055 65,77% 0,13 1,69% Dư nợ 414,732 484,277 536,301 69,544 16,77% 52,0246 10,74% Tỷ lệ nợ xấu 1,12% 1,59% 1,46% 0,47% 41,96% -0,13% -8,18%
(Nguồn: phòng quản lý tín dụng ngân hàng MB Đà Nẵng)
-Từ nợ xấu và dư nợ đối với DNNVV, ta tính ra được tỷ lệ nợ xấu của trong cho vay đối với DNNVV.
-Trong 3 năm 2008 – 2010, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn duy trì xoay quanh mức 1%, đây là mức chấp nhận được cho mỗi ngân hàng
-Năm 2009, tỷ lệ nợ xấu tăng thêm 0,47% (tương đương tăng 41,96%). Sự gia tăng này là do nợ xấu trong cho vay DNNVV tăng đột biến trong năm 2009.
trường kinh tế bắt đầu ổn định và việc sử dụng các biện pháp kiểm soát, quản lý cho vay có hiệu quả của ngân hàng.
2.2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay tại ngân hàng MB Đà Nẵng
a.Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài
-Môi trường thiên nhiên: Miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai hoành hành hàng năm như: bão, lụt, hỏa hoạn, mất mùa, dịch bệnh... Sau mỗi thảm họa, cũng như các NHTM khác trong cùng địa bàn, ngân hàng MB Đà Nẵng phải cơ cấu lại kỳ hạn nợ, giãn, khoản nợ hàng chục tỷ đồng cho nhiều khách hàng có phần vốn vay bị thiệt hại.
-Môi trường pháp lý:
Hoạt động cho vay các chi nhánh NHTM trên địa bàn nói chung, ngân hàng MB Đà Nẵng nói riêng liên quan và chịu sự chi phối trực tiếp bởi các quy định pháp lý điều chỉnh các giao dịch pháp luật dân sự như: hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch bảo đảm, các giao dịch về công chứng, định giá tài sản bảo đảm, xây dựng khung giá thẩm định giá tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, quy định việc kiểm toán báo cáo tài chính, quy định chứng từ cho vay, vấn đề xử lý nợ, quy trình tố tụng khởi kiện dân sự đòi nợ, xử lý tài sản bắt nợ, phát mại, bán đấu giá tài sản, trình tự mở thủ tục phá sản,... Tất cả các giao dịch dân sự trên đã và đang diễn ra hàng ngày tại các bộ phận nghiệp vụ ngân hàng quân đội lẫn các cơ quan hành pháp và tư pháp liên quan nhằm hỗ trợ nghiệp vụ cho vay, thu nợ. Mặc dù môi trường và hành lang pháp lý đã có những bước cải thiện đáng kể song dến nay các văn bản pháp lý này vừa thiếu, vừa thừa, chồng chéo lên nhau, việc triển khai quy định pháp luật còn nhiều sơ hở và bất cập, không thống nhất, điển hình như:
+Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp: quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất vẫn chưa rạch ròi giữa sổ xanh, sổ đỏ hay sổ hồng, luật sở hữu trí tuệ, công ước quốc tế về bản quyền chưa có hướng dẫn đầy đủ... đã dẫn đến khó khăn cho ngân hàng trong việc nhận tài sản đảm bảo để đảm bảo khoản cho vay. Ngoài ra, tình trạng các văn bản pháp lý về nhà đất, thuế, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo... thay
đổi liên tục cũng là nguyên nhân ngoại lai tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh quan hệ tín dụng, việc xử lý nợ của ngân hàng.
-Các quy định pháp luật về kế toán, thống kê, kiểm toán chưa đủ để chế tài pháp luật buộc các doanh nghiệp thực hiện. Điều này gây nên rủi ro lớn cho ngân hàng trong thẩm định và kiểm soát vốn vay.
-Tình trạng đầu tư xây dưng cơ bản tràn lan, vượt khả năng nguồn ngân sách địa phương, quy hoạch treo trong phát triển hạ tầng... dẫn đến dự án đầu tư kém hiệu quả, không thu hồi được nợ, phát sinh nợ xây dựng cơ bản mất khả năng thanh toán.
b. Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng
-Các bộ tín dụng thường quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh đều còn rất trẻ, kinh nghiêm và năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế cộng với thiếu tinh thần trách nhiệm, chủ quan trong việc tuân thủ các quy trình quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của khách hàng; kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn chưa chặt chẽ.
-Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vất đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhưng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng quân đội mới chỉ triển khai định kỳ và tổ chức theo khối từ cấp Hội sở, cấp chi nhánh chưa có cơ quan kiểm tra, kiểm soát nội bộ, khả năng cảnh báo và kiến nghị biện pháp phòng ngừa rủi ro còn chưa thực hiện thường xuyên.
-Chi nhánh cũng còn gặp khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản đảm bảo. Thực tế các tài sản đảm bảo mà khách hàng sử dụng để thế chấp đều là nhà cửa, đất đai, các loại máy móc thiết bị. Mức giá của các loại tài sản này thường biến động liên tục gây khó khăn cho việc định giá. Đối với các loại máy móc thiết bị, chi nhánh yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, nhưng các loại tài sản này thường được mua đi bán lại nên các loại giấy tờ này thường không đầy đủ. Bên cạnh đó đối với
những loại máy móc đặc thù thì tuy có giá trị cao nhưng khi xiết nợ thanh lý lại khó bán được, sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý sau này nếu rủi ro xảy ra.
-Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, tính bảo mật khách hàng của ngân hàng quân đội luôn được ưu tiên hàng đầu, nhưng trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Mặt khác, ngân hàng dữ liệu của CIC vẫn chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì khả năng rủi ro cho vay xảy ra là rất cao.
c. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: dùng vốn vay kinh doanh thông thường để đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán, hoặc dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn
- Do tình hình tài chính yếu kém của các tổ chức; doanh nghiệp có nợ quá hạn, nợ xấu. Biểu hiện đó là: nguồn vốn chủ sở hữu và các hệ số tài chính đạt thấp, lãi kinh doanh thấp, thậm chí lỗ. Các doanh nghiệp này sống dựa vào vốn vay ngân hàng trong tình trạng tài chính yếu kém nếu không sắp xếp thay đổi mô hình kinh doanh để cải thiện tình hình thì càng cho vay sẽ càng mất vốn
- Do khách hàng báo cáo tài chính không trung thực, giấu lỗ, không được kiểm toán gây sai lệch thông tin ngay từ nguồn cứ liệu dùng để thẩm định cho vay
- Do khách hàng không tính toán hiệu quả, đầu tư tràn lan nhiều dự án, vượt quá khả năng vốn tự có buộc phải dùng tiền vay ngắn hạn tài trợ cho các mục đích dài hạn này trong khi năng lực quản lý không theo kịp, gây thất thoát vốn, không trả được nợ ngân hàng. Không ít dự án sa lầy vào những khó khăn như: xa nguồn nguyên liệu đầu vào, máy móc thiết bị lạc hậu, không đúng công suất, năng suất thấp, sản phẩm kém chất lượng, tính cạnh tranh thấp, không được thị trường chấp nhận, giá thành sản phẩm cao.
-Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn
đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh quá lớn không phù hợp với bộ máy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.