- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cho vay của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ
- Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện để được thành lập công ty kiểm toán và quy định rõ trách nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện này cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo.
- Trong nền kinh tế thị trường, đi đôi với sự phát triển các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả là sự phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động yếu kém, đào thải trong cạnh tranh là quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của nhà doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại với chức năng trung gian tài chính, luôn phải gánh chịu những khoản nợ tồn đọng là tất nhiên. Việc áp dụng các giải pháp khai thác và thanh lý đối với các khoản nợ chuyển quá hạn đều là giải pháp tác động của ngân hàng khi mọi việc đã xảy ra, vì thế ngân hàng luôn ở trạng thái bị động.
Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền chủ nợ của ngân hàng và bảo đảm tiền vay, quy trình xử lý tài sản đảm bảo từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng như khuyến khích giao dịch thỏa thuận đúng luật nhằm giúp các ngân hàng nhanh chóng thu hồi được nợ từ các tài sản bảo đảm, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến sự lành mạnh tài chính của các ngân hàng.
Kết luận
Hầu hết các ngân hàng TMCP đang phát triển theo xu hướng trở thành các ngân hàng bán lẻ chuyên nghiệp, và đối tượng khách hàng tiềm năng được các ngân hàng TMCP nhắm tới là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô và dư nợ ngày càng tăng và tạo ra chính sách thông thoáng nhằm thu hút đối tượng khách hàng này đến vay vốn và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.
Chuyên đề này nghiên cứu về vấn đề hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay đối với một bộ phận khách hàng của MB là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chuyên đề đã tổng kết các lý thuyết, lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro cho vay và chỉ ra rằng chất lượng hoạt động kiểm soát có thể được đánh giá qua nhiều tiêu thức như mức độ thường xuyên, liên tục, tính thống nhất, toàn diện...nhưng quan trọng nhất là khả năng phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho vay của hoạt động kiểm soát
Trên cơ sở các lý luận về kiểm soát rủi ro cho vay và phân tích hạn chế của hoạt động kiểm soát rủi ro cho vay tại chi nhánh Đà Nẵng, chuyên đề đã đưa ra những biện pháp mang tín ứng dụng cao hướng tới hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro cho vay, góp phần thực hiện mục tiêu: mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo quản lý, kiểm soát rủi ro cho vay của chi nhánh.