- Tiền gửi không kỳ
2.2.1 Thực trạng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng MB Đà Nẵng
hàng MB Đà Nẵng
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây cũng là nguồn vốn mà ngân hàng cần phải thu về.
Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Và việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ xấu sẽ cho ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
Bảng 7: Tình hình dư nợ tại ngân hàng MB Đà Nẵng từ 2008 đến 2010 ĐVT:Tỷ đồng
Dư nợ 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền Số tiền Số tiền (+/-) (%) (+/-) (%)
A. Doanh nghiệp 611,184 687,5 767,647 76,315 12,49 80,147 11,661. DNNVV 414,732 484,277 536,301 69,544 16,77 52,0246 10,74 1. DNNVV 414,732 484,277 536,301 69,544 16,77 52,0246 10,74 2. DN lớn 196,452 203,223 231,346 6,771 3,45 28,1224 13,84 B.Các thành phần khác 761,596 622,65 544,792 -138,946 -17,05 -77,858 -11,49
Tổng dư nợ 1372,78 1310,15 1312,44 -62,631 -4,56 2,291 0,17
(Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng MB Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng qua các năm, tỷ lệ tăng giảm của tổng dư nợ thay đổi không lớn: từ năm 2008 đến 2009 giảm 4,56%, và đến 2010 tăng 0,17%.
Mặc dầu vậy, cho vay đối với doanh nghiệp lại tăng đáng kể, tăng 76,315 tỷ đồng trong năm 2009 và tăng đến 80,147 tỷ đồng trong năm 2010. Trong đó, cả cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và cho vay doanh nghiệp lớn (CIB) đều tăng;
doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng với giá trị cao hơn so với doanh nghiệp lớn ( năm 2009: tăng 69,544 tỷ so với 6,771 tỷ đồng và năm 2010: tăng 52,0246 tỷ đồng so với 28,1224 tỷ đồng), cho thấy rằng thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trị trường lớn, và ngày càng được các ngân hàng quan tâm; việc mở rộng và phát triển cho vay đối với DNNVV đi đôi với kiểm soát chặt chẽ khoản cho vay sẽ đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.
Dư nợ theo kỳ hạn
Bảng 8: Tình hình dư nợ theo kỳ hạn đối với DNNVV tại ngân hàng MB Đà Nẵng từ 2008 đến 2010 ĐVT:Tỷ đồng Dư nợ 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 (+/-) (%) (+/-) (%) Dư nợ DNNVV 414,732 484,276 536,301 69,544 16,77 52,024 10,74 Ngắn hạn 232,737 273,936 328,895 41,199 17,70 54,959 20,06 Trung hạn 79,014 116,325 109,720 37,311 47,22 -6,604 -5,68 Dài hạn 102,981 94,015 97,686 -8,966 -8,71 3,669 3,90
(Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng MB Đà Nẵng)
Dư nợ ngắn hạn có sự tăng trưởng khá đều qua các năm. Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đạt 273,936 tỷ đồng, tăng 17,7% so với 232,737 tỷ đồng năm 2008, và tỷ trọng
dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ là 56,57%. Bước sang năm 2010, dư nợ tiếp tục tăng lên mức 328,895 tỷ đồng, tăng 54,959 tỷ đồng tương ứng 20,06% và chiếm 61,33% trong tổng dư nợ. Mức tăng đều này là do chính sách mở rộng cho vay các doanh nghiệp của chi nhánh kết hợp nâng cao chất lượng của mỗi khoản cho vay. Ngoài ra, chính sách thu hồi nợ hợp lý, giảm thiểu các khoản nợ xấu, không cho vay hoặc cho vay cầm chừng các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả của chi nhánh cũng góp phần vào những chuyển biến tình hình dư nợ kể trên.
Dư nợ trung hạn lại có sự gia tăng đáng kể trong năm 2009, cụ thể là dư nợ trung hạn trong năm 2009 tăng 37,311 tỷ đồng tương đương 47,22% so với năm 2008. Nhưng trong năm 2010, dư nợ trung hạn lại giảm đi 6,604 tỷ đồng tương đương giảm 5,68%, cụ thể năm 2010 dư nợ trung hạn chỉ còn 109,720 tỷ đồng, đây kết quả tất yếu do sự tác động của chính sách tín dụng của ngân hàng MB – “ hạn chế cho vay trung hạn trong năm 2010”.
Trong dư nợ dài hạn cũng có dao động với biên độ không cao, dư nợ sụt giảm 8,71% tương đương giảm 8,966 tỷ đồng trong năm 2009, nhưng lại tăng nhẹ 3,9% tương đương 3,669 tỷ đồng trong năm 2010. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2009 và giai đoạn phục hồi 2010, ngân hàng MB hạn chế cho vay dài hạn đối với khách hàng, nhất là đối tượng DNNVV, chỉ có một số ít các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực quân đội hay DNNVV có uy tín cao, có quan hệ tốt với ngân hàng, mới được ngân hàng chấp thuận cho vay nhằm hạn chế rủi ro mất vốn do kỳ hạn dài. Do đó, dư nợ dài hạn không thay đổi đáng kể.
Dư nợ theo khối ngành kinh tế
Bảng 9: Tình hình dư nợ khối ngành kinh tế đối với DNNVV tại ngân hàng MB Đà Nẵng từ 2008 đến 2010
ĐVT:Tỷ đồng
Dư nợ 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 (+/-) (%) (+/-) (%) I.Dư nợ DNNVV 414,732 484,276 536,301 69,544 16,77 52,024 10,74
1.Cho vay ngành CN, SX 163,489 193,377 215,145 29,887 18,28 21,768 11,26 a.Ngành xây dựng 69,620 80,855 108,227 11,234 16,14 27,371 33,85 b.SX và PP điện, khí đốt và nước 26,798 28,982 27,574 2,183 8,15 -1,407 -4,86 c.CN chế biến 42,048 56,169 51,029 14,120 33,58 -5,140 -9,15
d.Vận tải, kho bãi,
thông tin liên lạc 25,023 27,371 28,315 2,35 9,39 0,944 3,45
2.Cho vay thương
mại dịch vụ 132,410 189,273 199,633 56,863 42,94 10,359 5,47
3.Cho vay khác 118,833 101,626 121,523 -17,206 -14,48 19,897 19,58
(Nguồn: phòng khách hàng doanh nghiệp ngân hàng MB Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu cho thấy, ngành công nghiệp – sản xuất, luôn chiếm tỷ trọng cao và qua mỗi năm tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp – sản xuất lại tăng thêm. Năm 2008, dư nợ ngành công nghiệp – sản xuất đạt 193,377 tỷ đồng, tăng 29,887 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,28% và chiếm 39,93% trong tổng dư nợ. Đến năm 2010, dư nợ tiếp tục tăng đạt 215,145 tỷ đồng, tăng 21,768 tỷ đồng, tương ứng 11,26% và chiếm 40,12% tổng dư nợ. Trong nhóm ngành này, thì ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn. Thành phố Đà Nẵng đang mở rộng phát triển cơ sở kết cấu hạ tầng trong thời gian này, dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng. Bên cạnh các ngành có dư nợ tăng như ngành xây dựng, ngành vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, có các ngành lại có dư nợ giảm CN chế biến, SX và PP điện, khí đốt và nước do
nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, nợ quá hạn tăng nhiều nên chi nhánh đã có phần hạn chế cho vay.
Đối với dư nợ ngành thương mại – dịch vụ, chúng ta có thể nhận thấy dư nợ tăng lên qua 3 năm. Năm 2009 dư nợ tăng mạnh 56,863 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 42,94%, đạt 189,273 tỷ đồng, chiếm 39,08% tổng dư nợ. Bước sang năm 2010, dư nợ tăng thêm 5,47%, dư nợ đạt 199,633 tỷ đồng. Dư nợ trong năm chủ yếu tập trung ở một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ - vay vốn để thu mua hàng hóa.
Dư nợ cho vay khác nhìn chung không có sự tăng giảm rõ rệt, cụ thể dư nợ năm 2009 giảm 17,206 tỷ đồng tương ứng giảm 14,48% chỉ còn 101,626 tỷ đồng. Đến năm 2010 dư nợ tăng trở lại, tăng 19,58% tương ứng 19,897 tỷ đồng đạt 121,523 tỷ đồng.