Môi trường kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc (Trang 31 - 34)

- Tiền gửi không kỳ

2.1.5 Môi trường kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng

2.1.5.1 Về sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và đóng góp cho nền kinh tế

-Đà Nẵng trong năm 2008, có gần 9.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng số vốn đăng kí là 15.562 tỷ đồng, bình quân 1.87 tỷ đồng trên một doanh nghiệp chiếm 97% lực lượng đăng kí kinh doanh, đóng góp hơn 30% GDP và giải quyết hơn 90% việc làm mới góp phần đặc biệt quan trọng giải quyết vấn đề an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế.

-Đến năm 2010, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có hơn 11.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa , ước tính DNNVV đóng góp hơn 50% GDP vào ngân sách Nhà nước, giải quyết được 80% việc làm mới cho người lao động.

-Doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại, hoạt động và phát triển ở hầu hết các lĩnh vực, các thành phần kinh tế: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp... và hoạt động dưới mọi hình thức như: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể... Có thể nói DNNVV là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.

-Sản phẩm của các DNNVV đa dạng phong phú nhưng số lượng không lớn nên chỉ cần không thích ứng được với nhu cầu của thị trường, với loại hình kinh tế - xã hội này thì nó sẽ dễ dàng hơn các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn trong việc chuyển hướng sang loại hình khác cho phù hợp với thị trường, nhờ thế làm cho nền kinh tế năng động hơn.

-DNNVV thu hút được khá nhiều vốn trong dân. Hầu hết các DNNVV dựa vào vốn tự có, vốn huy động ngoài rất ít. Do tính chất nhỏ lẻ, dễ phân tán, đi sâu vào nền kinh tế, yêu cầu vốn ban đầu không nhiều cho nên các DNNVV có vai trò, tác dụng rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn nhỏ lẻ nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

-Ngoài ra, DNNVV là nơi đào tạo, rèn luyện các nhà DN, giúp họ làm quen với môi trường kinh doanh. Bắt đầu từ kinh doanh quy mô nhỏ và thông qua việc quản lý kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, một số nhà kinh doanh sẽ trưởng thành, có kinh nghiệm quản lý, đưa doanh nghiệp của mình nhanh chóng phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.

2.1.5.2 Về qui mô nguồn vốn và nhu cầu vốn

STT Nguồn vốn Tỷ trọng (%)

1 Vốn chủ DN 33,9

2 Lợi nhuận giữ lại 21,9

3 Vay ngân hàng 18,9

4 Vốn chiếm dụng 12,1

5 Vay gia đình, họ hàng, bạn bè 6,7 6 Vay công nhân viên trong DN 2,3

7 Nguồn khác 4,3

(Nguồn: GS.TS. Nguyễn Thị Cảnh – Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam)

Nguồn vốn sản xuất kinh doanh trong các DNNVV được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu (vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp và vốn tích lũy từ lợi nhuận để lại) chiếm gần 55%, vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 18,9%, vốn chiếm dụng 12,1%, còn lại là vay người thân, bạn bè, công nhân viên doanh nghiệp và nguồn khác. Qua đó cho thấy nguồn vốn chủ yếu của các DNNVV Việt Nam là vốn tự có, vốn chiếm dụng và vay bạn bè người thân, còn nguồn vốn vay chính thức từ các ngân hàng thương mại chiếm một tỷ lệ thấp.

Trong khi mỗi dự án của doanh nghiệp đều sử dụng vốn trong khi vốn chủ sở hữu và vốn vay gia đình, họ hàng...lại không thể đáp ứng hết, dẫn đến nhu cầu lớn về vốn vay ngân hàng. Và thiếu mặt bằng sản xuất trong kinh doanh cũng là một trong những nhân tố làm tăng nhu cầu vốn đối với DNNVV. Vì đa số DNNVV thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, đa phần là thuê, một số ít sử dụng mặt bằng có sẵn nhưng lại không phù hợp, đặc biết với chi phí thuê mặt bằng hằng ngày cao cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp làm doanh nghiệp không kịp thời xoay sở gây khó khăn trong việc tái sản xuất.

Mặc dầu, 90% DNNVV đều phải cần đến nguồn vốn vay của ngân hàng. Tuy nhiên việc sử dụng vốn của doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập. Vốn thực luôn thấp hơn nhiều so với vốn đăng ký, thiếu minh bạch trong hồ sơ sổ sách, không rõ ràng trong quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và DN, thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án, xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh chụp giật, lừa đảo... gây mất niềm tin ở ngân hàng. Tháng 5 năm 2009, Chính phủ đã đề ra 6 biện pháp lớn (Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó

có việc “tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” song nhu cầu về vốn của DNNVV vẫn là một bài toán nan giải. Ông Văn Hữu Thiết, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng cho biết, hiện chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp hội viên đang duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, 85% còn lại đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp chấp nhận vay nóng để giải quyết các đơn hàng đã ký kết.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w