Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc (Trang 71 - 72)

- Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cho vay của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn

3.2.10Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng

-Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại và cùng phát triển. Ngân hàng có quan hệ với rất nhiều khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Vì vậy, ngân hàng có được rất nhiều hiểu biết, kinh nghiệm, thông tin chi tiết về các lĩnh vực kinh tệ, công nghệ, xã hội mà khách hàng khó có thể tiếp cận được. Từ đó, ngân hàng có thể đưa ra các lời khuyên cho khách hàng về bạn hàng, các lĩnh vực hiện đang đầu tư có hiệu quả, về công nghệ...để khách hàng có định hướng phát triển, cũng như những văn bản pháp luật có liên quan. Nếu làm tốt công tác này, ngân hàng vừa có thể nắm bắt được đầy đủ thông tin về khách hàng vừa có thể giúp đỡ khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro cho cả khách hàng vay vốn

-Ngoài ra, xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũng là một biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay đối với ngân hàng. Về cơ bản khi ngân hàng cung cấp một khoản cho vay cho khách hàng của mình, ngân hàng cần trả lời hai câu hỏi: 1 là khách hàng có hội đủ hai yếu tố có khả năng trả nợ và có ý muốn trả nợ hay không, 2 là khách hàng có duy trì được hai yếu tố trên hay không. Việc thiết lập mối quan hệ thân thiết giữa ngân hàng và khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng trả lời được 2 câu hỏi này. Ngân hàng nắm rõ khả năng rủi ro của khoản cho vay đó, từ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát rủi ro

Chi nhánh phải thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thị trường tiền tệ, tình hình lãi suất, mức phí của các ngân hàng khác trên địa bàn để đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt, mức phí phù hợp nhằm giữ vững khách hàng truyền thống và thu

hút được khách hàng mới có nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần kết hợp hoạt động cho vay với một số hoạt động khác của chi nhánh như cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách hàng... như vậy sẽ hỗ trợ cho khách hàng rất nhiều trong kinh doanh.

Chi nhánh cũng cần chủ động và tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các dự án, các phương án sản xuất kinh doanh khả thi, cho vay dự án theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần phát triển hoạt động marketing ngân hàng. Chi nhánh cần xác định phải cũng cấp những dịch vụ mà khách hàng cần chứ không phải cũng cấp những dịch vụ có sẵn. phải xác định được nhóm khách hàng nào sẽ là khách hàng chủ yếu của chi nhánh, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng của chi nhánh có thể đạt đến mức độ nào và chi nhánh cần chú trọng vào loại hình cho vay nào để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Chi nhánh cũng cần phải chú ý tới thái độ của nhân viên đối với khách hàng, nhân viên phải có thái độ tốt với khách hàng thì mới có thể giữ được khách hàng ở lại với chi nhánh. Đồng thời với thái độ niềm nở dễ gần các nhân viên tín dụng cũng có thể lấy được nhiều thông tin hơn từ phía khách hàng qua đó có thể hạn chế được phần nào rủi ro cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc (Trang 71 - 72)