Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (2).doc (Trang 55 - 58)

NHÁNH NHNo &PTNT HÀ NỘ

3.1.1Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai.

Trong năm vừa qua các DNN&V đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. DNN&V chiếm khoảng 96% trong tổng số các doanh nghiệp trong cả nước với số lượng đông đảo như vậy DNN&V đã đóng góp quan trọng trong việc huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển và có ý nghĩa then chốt trong quá trình giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển đồng đều các khu vực... với trên 195 ngàn doanh nghiệp và 450 ngàn tỷ đồng vốn được đăng ký cho đến nay, DNN&V đã đóng góp khoảng 25% GDP, 34% Giá trị sản lượng công nghiệp, 29% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, khoảng 10% vào ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho 28% lực lượng lao động của cả nước.

Tuy nhiên, các DNN&V hiện nay vẫn trong tình trạng quy mô sản xuất nhỏ,, công nghệ thấp, các sản phẩm có chất lượng chưa cao...Nhưng tầm quan trọng của các DNN&V trong nền kinh tế là vô cùng quan trọng. Do vậy, các DNN&V cần phải có sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước để tạo điều kiện cho các DNN&V phát triển hơn nữa và qua đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Ngày 5/4/2005, Thủ tướng chính phủ đã đưa ra các chỉ thị trợ giúp các DNN&V:

- Bộ kế hoạch đầu tư phải hoàn thành và đưa ra kế hoạch phát triển DNN&V giai đoạn 2006-2010.

- Hiệp hội Doanh nghiệp khẩn trương xây dựng chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho các DNN&V.

- Bộ tài chính xây dựng cơ chế, chính sách về tín dụng XNK; đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp, đảm bảo bình đẳng, ổn định, và sự minh bạch nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.

Ngày 27/04/2005, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chính thức thành lập theo quyết định 44/2005/QĐ-BNV của Bộ Thương mại. Hiệp hội sẽ hỗ trợ và giúp đỡ các DNN&V phát triển bền vững, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các DN này.

Ngày 25/10/2005, Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với công ty Intel Việt Nam và ngân hàng công thương Việt Nam triển khai trương trình “ Máy tính thông minh, Doanh nghiệp thành đạt” trên phạm vi cả nước. Chương trình này sẽ cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin thích hợp cũng như các chọn lựa tài chính với các điều kiện ưu đãi dành cho các DNN&V. Ngoài ra, chương trình này còn giúp đỡ các DNN&V phương thức sử dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông để có kinh doanh hiệu quả hơn với hiệu suất lao động cao hơn nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua khả năng tối ưu hoá các chu trình kinh doanh và khẳng định vị thế của mình ở các giai đoạn phát triển tiếp theo trong tương lai.

Định hướng phát triển DNN&V giai đoạn 2006-2010.

- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách tài chính theo hướng tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng cho DNN&V và dịch vụ kinh doanh phát triển.

- Thực hiện các chính sách phù hợp để cải thiện tình trạng thiếu mặt bằng sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ dành cho DNN&V, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho các DNN&V.

- Hỗ trợ thông tin, kỹ thuật-công nghệ tới các DNN&V, cũng như nâng cao năng lực của các doanh nghiệp này trong việc xác định, lựa chọn và thích ứng với công nghệ.

- Khuyến khích các DNN&V tham gia vào các liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ trợ phát triển các hiệp hội doanh nghiệp.

- Thực hiện trợ giúp có trọng điểm để tăng cường khả năng cạnh tranh của một số ngành mà Việt Nam có lợi thế.

- Khuyến khích phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) theo định hướng của nền kinh tế thị trường, tách chức năng trực tiếp cung cấp dịch vụ ra khỏi chức năng quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước.

- Phát triển văn hoá doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh, khuyến khích khởi sự doanh nghiệp.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trợ giúp phát triển DNN&V. Đây là những định hướng phát triển DNN&V trong thời gian tới mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra nhằm giúp cho các DNN&V khẳng định rõ vai trò, vị trí của mình trong quá trình phát triển chung của đất nước.

Hiện nay số lượng và chất lượng của các DNN&V không ngừng được tăng lên, uy tín cũng dần dần được khẳng định, do vậy các DNN&V là khách hàng rất quan trọng đối với các ngân hàng. Việc mở rộng tín dụng đối với DNN&V không những giúp cho ngân hàng quay được vốn nhanh mà còn giúp chính các ngân hàng đa dạng hoá khách hàng, góp phần giảm rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (2).doc (Trang 55 - 58)