Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (2).doc (Trang 46 - 50)

6. Các hoạt động khác

2.2.2 Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Doanh số cho vay

Bảng 2.8: Doanh số cho vay đối với DNN&V năm 2004, 2005, 2006 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Ds cho vay 3710 5896 5825

Dscv DNN&V 1120,42 2099 2669

Tỷ trọng 30,2% 35,6% 45,82%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội năm 2004,2005,2006)

Doanh số cho vay năm 2005 tăng 159% so với năm 2004, doanh số cho vaty tăng nhanh như vậy là do ngân hàng đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và tạo được uy tín của mình trên thị trường. Nhưng doanh số cho vay năm 2006 lại giảm nhẹ so với năm 2005 (giảm 1,2%). Riêng doanh số cho vay đối với DNN&V chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm. Năm 2004 doanh số cho vay là 3710 tỷ đồng thì doanh số cho vay đối với DNN&V là 1120,42 tỷ đồng chiếm 30,2%, năm 2005 là 5896 tỷ đồng thì doanh số cho vay DNN&V là 2099 tỷ đồng chiếm 35,6% và năm 2006 là 5825 tỷ đồng thì doanh số cho vay là 2699 chiếm 45,82%. Tốc độ cho vay DNN&V tăng lên qua các năm cho thấy mối quan hệ của ngân hàng và các DNN&V ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, số lượng các DNN&V là rất lớn nên đã được ngân hàng chú trọng và đặc biệt quan tâm. Mặt khác sự

phát triển mạnh mẽ của các DNN&V cả về chất lượng và số lượng nên đã làm giảm bớt tâm lý lo ngại khi cho các DNN&V vay vốn.

 Dư nợ

Bảng 2.9: Dư nợ đối với DNN&V năm 2004, 2005, 2006

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng dư nợ 3139 2691 2457

Dư nợ DNN&V 758 1132 1128

Tỷ trọng 24,15% 42,1% 45,91%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNo&PTNT Hà Nội năm 2004,2005,2006)

Năm 2005 và năm 2006 tổng dư nợ của NHNo&PTNT Hà Nội có xu hướng giảm, năm 2005 giảm 448 tỷ đồng (giảm 14,3%) so với năm 2004, năm 2006 giảm 234 tỷ đồng (giảm 8,7%) so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong hai năm này NHNo&PTNT Hà Nội có sự bàn giao các chi nhánh cấp 2 về trực thuộc các tỉnh, quận, huyện và về trung tâm. Điều này làm cho dư nợ DNN&V giảm nhẹ nhưng tỷ trọng dư nợ DNN&V trên tổng dư nợ vẫn tăng qua các năm. Năm 2004 tỷ trọng dự nợ DNN&V trên tổng dư nợ là 24,15%, năm 2005 là 42,1% và đến năm 2006 là 45,91%. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng trong việc cho vay đối với các DNN&V, với sự phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng DNN&V ngày càng được ngân hàng chú trọng quan tâm.

 Doanh số thu nợ

Bảng 2.10: Doanh số thu nợ đối với DNN&V năm 2004, 2005, 2006 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Ds thu nợ DNN&V 1095 2329 2807

Tỷ trọng 32,5% 36,71% 44,52%

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)

Nhìn vào bảng ta thấy doanh số thu nợ năm 2005 tăng rất nhanh so với năm 2004 (Tăng 188%) nhưng đến năm 2006 doanh số thu nợ lại giảm nhẹ so với năm 2005 (Giảm 0,6%). Riêng doanh số thu nợ DNN&V năm 2005 cũng tăng rất nhanh so với năm 2004 (Tăng 200,5%), năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005 (Tăng 4,2%). Và tỷ trọng Ds thu nợ DNN&V trên Ds thu nợ tăng nhanh năm 2004 chiếm tỷ trọng là 32,5% đến năm 2005 tăng lên 36,71% và đến năm 2006 tăng lên 44,52%. Qua đó ta thấy các DNN&V làm ăn có hiệu quả và đã thực hiện tương đối tốt nghĩa vụ đối với ngân hàng.

 Vòng quay vốn

Bảng 2.11: Vòng quay vốn năm 2004, 2005, 2006

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Ds thu nợ DNN&V 1095 2329 2807

Dư nợ bình quân DNN&V 1256 1132 1128

Vòng quay vốn 0,87 2,06 2,49

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)

Nhìn vào bảng ta thấy vòng quay vốn đối với DNN&V năm 2004 là 0,87 nhỏ hơn 1 do vậy hiệu quả sử dụng vốn đối với DNN&V là chưa cao, nhưng đến năm 2005 vòng quay vốn đã tăng lên là 2,06 và năm 2006 tăng lên là 2,49 điều này cho thấy vòng quay vốn đã tăng khá nhanh và hiệu quả sử dụng vốn đối với DNN&V ngày càng cao. Vòng quay vốn càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn đối với DNN&V là càng cao. Vòng quay vốn càng cao thì việc đáp ứng nhu cầu của các DNN&V về vốn càng cao giúp cho các

 Nợ quá hạn

Bảng 2.12: Nợ quá hạn đối với DNN&V năm 2004, 2005, 2006 Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng nợ quá hạn 27 94 80

Nợ quá hạn DNN&V 3,776 12,328 8,419

Tỷ trọng 14% 13,11% 10,52%

( Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Hà Nội)

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc phản ánh chất lượng tín dụng. Nhìn vào bảng ta thấy tổng nợ quá hạn năm 2005 tăng nhanh so với năm 2004, năm 2006 thì tổng nợ quá hạn lại giảm nhẹ so với năm 2005. Điều này cho thấy năm 2005 ngân hàng đã không thực hiện tốt trong việc làm hạn chế, giảm thiểu nợ quá hạn, tuy nhiên đến năm 2006 ngân hàng đã chú ý hơn đến việc hạn chế nợ quá hạn và kết quả là đến cuối năm 2006 thì số nợ quá hạn đã giảm nhẹ so với năm 2005. Trong năm 2005, cũng do ngân hàng thực hiện không tốt việc hạn chế nợ quá hạn nên nợ quá hạn DNN&V trong năm 2005 cũng đã tăng lên gây lên ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nhưng đến năm 2006 thì nợ quá hạn DNN&V đã giảm xuống. Điều này cho thấy ngân hàng đã quan tâm đến quản lý công tác quản lý nợ và các DNN&V đã ngày càng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng. Mặt khác tỷ trọng nợ quá hạn DNN&V trên tổng nợ quá hạn giảm dần qua các năm cho thấy các DNN&V ngày càng kinh doanh có hiệu quả và ngày càng tạo được uy tín của mình đối với ngân hàng.

Những thành công mà chi nhánh đạt được trong năm 2006 là do ngân hàng đã chấp hành tốt các luật và các văn bản, chế độ hiện hành của NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, và chi nhánh cũng đã thực hiện tốt nguyên tắc tín dụng và quy trình tín dụng đồng thời chất lượng giao dịch của chi nhánh cũng đã được cải thiện đáng kể.

2.3 ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (2).doc (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w