ĐIỀU KIỆN MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI THỊ XÃ HÀ TĨNH.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hà Tĩnh.docx (Trang 61 - 63)

- Căn cứ vào nguồn gốc các khoản nợ

3.2.ĐIỀU KIỆN MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI THỊ XÃ HÀ TĨNH.

toán – ngân quỹ và Phòng kinh doanh, có chức năng tìm kiếm khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tham gia giao dịch với Ngân hàng No & PTNT. Các điểm giao dịch này hoạt động như một Ngân hàng. Trong thời gian tới Ngân hàng có kế hoạch mở thêm một số điểm giao dịch tại các phường khách trong địa bàn thị xã Hà Tĩnh nhằm khai thác tối đa lượng khách hàng trên địa bàn thị xã và các huyện lân cận.

3.2. ĐIỀU KIỆN MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI THỊ XÃ HÀ TĨNH. TĨNH.

Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, với diện tích 6019 Km2

với dân số khoảng 1.300.000 người. Là một tỉnh miền Trung đầy nắng, gió và cát, Hà Tĩnh được đánh giá là một trong số những tỉnh nghèo của đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển và Hà Tĩnh cũng đang cố gắng để theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế trong nước. Thành tựu mà Hà Tĩnh đạt được trong thời gian qua là bằng chứng chứng tỏ sự kiên cường của đất và người Hà Tĩnh chống lại cái nắng cái gió và sự cằn cỗi của vùng đất này.

Trong những năm gần đây, kinh tế Hà Tĩnh có những bước phát triển tột bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế vào khoảng 8,7%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế

của cả nước. Nền kinh tế đang chuyển dịch dần sang phát triển công nghiệp xây dựng và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp khai thác mỏ, các khu du lịch đang ngày càng được mở rộng và khai thác hiệu quả. Khu vực công nghiệp cũng mọc lên ngày càng nhiều. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Để hiểu rõ hơn về nền kinh tế Hà Tĩnh, ta xét các số liệu sau:

Bảng 3.1. Thành tựu của nền kinh tế Hà Tĩnh từ năm 2004 đến năm 2007.

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) (tr.đ) 5190971 5990701 6940120 Thu nhập bình quân/đầu người (1000đ/người) 4034 4648 5342 Tổng sản phẩm Nông nghiệp (tr.đ) 2440640 2583971 2700253 Tổng sản phẩm công nghiệp và xây dựng (tr.đ) 1029874 1344886 1701657 Tổng giá trị thu từ dịch vụ (tr.đ) 1720457 2061844 2551932

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh)

GDP Hà Tĩnh ngày càng tăng với năm 2005 tăng 15,4% so với năm 2004, và năm 2006 tăng 15,8% so với năm 2005. Và thu nhập bình quân đầu người cũng tăng: Năm 2005 tăng 614000 đ/người so với năm 2004 (tương đương 15,2%), năm 2006 tăng 69400 đ/người so với năm 2005 (tương đương 14,9%). Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, tổng sản phẩm nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong tổng thu nhập quốc dân, năm 2004 nông nghiệp chiếm 47,02% GDP, đến năm 2005 con số này là 43,13% và năm 2006 là 38,9%. Và tỷ trọng thu từ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng cao thêm.

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ngày càng tăng, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp ngày càng giảm. Số lượng lao động có thu nhập ổn định ngày càng nhiều. Đây là một thuận lợi lớn cho chính sách

mở rộng CVTD. Hiện có 637054 lao động trên toàn tỉnh. Trong đó tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng 23% (tăng 1% so với năm 2005). Số lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp và lược lượng vũ trang chiếm 6556 người, trong khu vực doanh nghiệp chiếm khoảng 42345 lao động. Trong khi đó dân số ngày càng được trẻ hoá, văn hoá tiêu dùng ngày càng được thay đổi theo chiều hướng có lợi cho việc mở rộng CVTD.

Thị xã Hà Tĩnh được coi là trung tâm kinh tế của Hà Tĩnh với diện tích chỉ có 56 km2 và dân số khoảng 77778 người. Trong khu vực nội thị nền kinh tế phát triển rất nhanh và thu nhập của dân cư ở đây cao hơn hẳn so với khu vực ngoại thị. Các công ty xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Người dân thị xã là cán bộ công nhân viên chiếm con số khá lớn, có thu nhập ổn định. Nhưng số khách hàng vay tiêu dùng chỉ chiếm con số tương đối khiêm tốn 2610 người. Các con số này cho thấy đây đang là thị trường tiềm năng rộng lớn để có thể phát triển CVTD. Nếu khai thác tốt đây sẽ là nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Hà Tĩnh.docx (Trang 61 - 63)