Hỗ trợ tiêu dùng dành cho chủ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.doc (Trang 33)

Hỗ trợ tiêu dùng là sản phẩm cho vay trả góp KHÔNG cần tài sản đảm bảo, KHÔNG

cần cam kết của người thân, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chủ doanh nghiệp trong việc mua nhà, đất; xây dựng nhà xưởng; mua phương tiện vận chuyển; đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh; mua sắm vật dụng gia đình; du lịch; v.v... với số tiền vay có thể lên đến 250 triệu đồng. Đồng thời, khách hàng còn có cơ hội được tặng bảo hiểm người vay từ ACB.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 33

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc

Đối tượng và điều kiện :

• Cá nhân người Việt Nam có HKTT/KT3 tại địa bàn hoạt động của ACB.

• Là chủ DNTN.

• Tuổi từ 22 đến tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam.

• Thu nhập ròng hàng tháng từ 5 triệu đồng trở lên.

• Cá nhân và doanh nghiệp chưa từng có nợ xấu tại ACB và các tổ chức tín dụng

• khác.

• Doanh nghiệp đã hoạt động tối thiểu 5 năm tại TP.HCM hoặc Hà Nội với vốn

• chủ sở hữu trên 3 tỷ đồng và có các chỉ số tài chính phù hợp với điều kiện của

• ACB.

Đặc tính sản phẩm:

Số tiền vay: tối đa 10 lần thu nhập ròng hàng tháng, có thể lên đến 250 triệu,

• tùy theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng.

Thời hạn vay: 12 – 60 tháng

Lãi suất và phí: theo quy định của ACB tại từng thời điểm.

Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) cố định. Hàng tháng ACB tự động trừ

• tài khoản tiền gửi thanh toán của người vay tại ACB.

1.20. Cán bộ công nhân viên

Vay cán bộ công nhân viên (CBCNV) là sản phẩm cho vay trả góp với lãi suất ưu đãi

và số tiền vay có thể lên đến 100 triệu đồng dành cho cán bộ công nhân viên cơ quan hành chánh sự nghiệp hoặc công ty nhà nước tham gia hoạt động công ích, vay tập thể từ 5 người trở lên.

Đối tượng và điều kiện :

• Cá nhân người Việt Nam có HKTT/ KT3 tại địa bàn hoạt động của ACB.

• Đang công tác tại cơ quan hành chánh sự nghiệp hoặc công ty nhà nước tham

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 34

• gia hoạt động công ích.

• Tuổi từ 22 đến tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam.

• Thu nhập hàng tháng từ 1,5 triệu đồng trở lên.

• Thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên.

• Có điện thoại cố định tại nơi cư trú.

Đặc tính sản phẩm:

Số tiền vay: tối đa 10 lần thu nhập ròng hàng tháng, có thể lên đến 100 triệu

• đồng, tùy theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng.

Thời hạn vay: từ 12 đến 36 tháng.

Lãi suất và phí: theo quy định của ACB tại từng thời điểm.

Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) cố định. Hàng tháng ACB tự động trừ

• tài khoản tiền gửi thanh toán của người vay tại ACB.

1.21. Thấu chi tài khoản (ACB plus 50)

Thấu chi tài khoản (ACB Plus 50) là khoản vay linh hoạt dành cho khách hàng có nhu

cầu chi tiêu vượt số tiền trên tài khoản cá nhân mở tại ACB. Khách hàng chỉ trả lãi trên số tiền và số ngày thực tế sử dụng.

Đối tượng và điều kiện :

• Cá nhân người Việt Nam có HKTT/KT3 tại địa bàn hoạt động của ACB và

• đang công tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình sau:

Cty Nhà nước Cty Cổ phần (*) Tổ chức, Hiệp hội nước ngoài Cty Liên doanh Cty TNHH Việt Nam (*) VPĐD Cty nước ngoài

Cty nước ngoài Cơ quan hành chánh sự nghiệp

• (*) Công ty có thanh toán lương qua các ngân hàng hoặc có giao dịch với ACB.

• Tuổi từ 22 đến tuổi + thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 35

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc

• Thu nhập ròng hàng tháng từ 3 triệu đồng trở lên.

• Thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên.

• Có điện thoại cố định tại nơi cư trú.

Đặc tính sản phẩm:

• Số tiền thấu chi: tối đa 3 lần thu nhập ròng hàng tháng, có thể lên đến 50 triệu

• đồng, tùy theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng.

• Thời hạn thấu chi: 12 tháng.

• Lãi suất và phí: theo quy định của ACB tại từng thời điểm.

• Phương thức trả nợ: Hàng tháng ACB sẽ tự động thu lãi và vốn theo hình thức sau:

+ Thu vốn: vào cuối mỗi ngày làm việc, ACB tự động thu hồi số tiền đã thấu

• chi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng.

+ Thu lãi: vào ngày 15 hàng tháng, ACB tự động thu lãi từ tài khoản tiền gửi

• thanh toán của khách hàng.

2.2. Quy trình cho vay

Quy trình cho vay gồm 15 bước cơ bản,về nguyên tắc có những tác nghiệp không giống nhau giữa việc cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn,nhưng các bước thực hiện đều theo 15 trình tự như sau:

2.2.1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại Sở giao dịch/các chi nhánh, khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn.

(1) Với khách hàng cá nhân tại phòng khách hàng cá nhân (2) Tại phòng kinh doanh tại Sở giao dich, chi nhánh (3) Tại phòng giao dịch trong hệ thống ACB

Nhân viên ACB sẽ thực hiện theo phân công:

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 36

(1) Hướng dẫn các thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ cần thiết về việc vay vốn, được thực hiện bởi:

- Nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O)

- Nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR)

(2) Đánh dấu vào các khoản mục khách hàng cần nộp và giao cho khách hàng theo các hướng dẫn, với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau ACB sử dụng mẫu hướng dẫn riêng.

2.2.2. Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình:

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng hoặc Loan CSR được phân công, nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) tiến hàng:

(1) Gửi hồ sơ tài sản bảo đảm cho nhân viên định giá tài sản (A/A) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố; A/A thẩm định tài sản bảo đảm và lập tờ trình thẩm định tài sản

(2) Tiến hành thẩm định khách hàng và lập tờ trình thẩm định khách hàng vay vốn ngắn hạn hoặc trung dài hạn.

(3) Trường hợp cần thiết, theo quyết định:

- Của Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng/ Giám đốc trong trường hợp cho vay trung, dài hạn;

- Của Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Trưởng Phòng giao dịch trong trường hợp cho vay ngắn hạn.

(4) Trong các trường hợp:

- Các hồ sơ tín dụng bắt buộc phải có ý kiến của Phòng phân tích tín dụng theo qui định;

- Theo quyết định của Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc Chi nhánh, Trưởng phòng giao dịch hoặc quyết định của BTD/HĐTD/Giám đốc khối.

Đồng thời với việc thẩm định khách hàng nêu trên, A/O và/ hoặc lập đề nghị theo mẫu như sau, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 37

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc

(5) Gởi cho trưởng phòng Phân tích tín dụng đề nghị hỗ trợ phân tích; Nhân viên phân tích tín dụng (C/A) thực hiện phân tích và lập tờ trình phân tích tín dụng cho vay ngắn hạn hoặc cho vay trung dài hạn.

(6) Nhân viên C/A thực hiện phân tích và lập tờ trình phân tích tín dụng.

2.2.3. Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng

Quyết định cho vay:

(a) Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng, A/O trình cấp có thẩm quyền xem xét ký vào tờ trình thẩm định khách hàng;

(b) Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng đã được cấp có thẩm quyền thông qua, A/O hoặc C/A tiến hành sao hồ sơ gởi cho thư ký Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng để gửi đến các thành viên Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng;

(c) Thời gian gởi hồ sơ cho thư ký Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng: Đối với hồ sơ trình Hội đồng tín dụng:

+ Gửi hồ sơ cho thư ký Hội đồng tín dụng trước 16h30 ngày thứ hai (đối với các hồ sơ trình Hội đồng tín dụng và sáng thứ năm);

+ Đối với các hồ sơ gửi thời gian quy định nêu trên sẽ được trình vào phiên họp Hội đồng tiếp theo;

+ Trong trường hợp đặc biệt, Giám đốc sở giao dịch, Giám đốc chi nhánh, trưởng phòng Giao dịch phải trình bày rõ lý do vào Tờ trình thẩm định khách hàng.

- Đối với hồ sơ trình Ban tín dụng cá nhân Hội sở, Ban tín dụng Doanh nghiệp Hội sở: Gửi hồ sơ cho thư ký trước 9h 30 ngày bắt đầu phiên họp;

Đối với hồ sơ trình Ban tín dụng khu vực, Ban tín dụng sở giao dịch, Ban tín dụng Chi nhánh: Thời gian gửi hồ sơ cho thư ký Ban tín dụng tùy thuộc vào quy định của từng khu vực, chi nhánh.

(d) Tại buổi họp Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng:

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 38

A/O trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị;

Trong trường hợp có hỗ trợ phân tích tín dụng hoặc tái thẩm định, C/A trình bày tờ trình và nêu lên quan điểm của mình về khoản vay, bảo lãnh;

Các thành viên Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay đối với A/O hoặc C/A;

Thư ký Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng lập Biên bản họp ghi nhận các ý kiến thống nhất của càc thành viên Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng,sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay; Biên bản phải có đầy đủ chữ ký các thành viên tham dự;

(e) Thư ký Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng:

Lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho A/O;

Bản chính Biên bản họp và các tờ trình được lưu theo đúng quy định về “Nội quy làm việc của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng”.

(2) Thông báo kết quả cho khách hàng:

Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, A/O hoặc Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng bằng văn bản theo mẫu của ACB. Sau đó đề nghị khách hàng ký xác nhận và gửi lại cho ACB.

2.2.4. Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm nợ vay

(a) Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng, A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân;

(b) Loan CSR chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm kèm Phúc đáp Thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho Nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm cho khoản vay;

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 39

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc

(c) Đối với việc cho vay bảo đảm bằng chứng từ bảo lãnh của Ngân hàng, chứng thư bảo lãnh của công ty mẹ,… sẽ do A/O tiến hành kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của chứng thư bảo lãnh, tiến hành sao Thư bảo lãnh, bản sao lưu vào hồ sơ. Bản chính Thư bảo lãnh cho vào phong bì và lưu vào kho.

2.2.5. Nhận và quản lý tài sản bảo đảm

Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản bảo đảm nợ vay, LDO tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo mẫu của ACB.

2.2.6. Lập Hợp đồng tín dụng/ Khế ước nhận nợ

(a) Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của Ban Tín dụng/ Hội đồng Tín dụng đã thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiến hành soạn hợp đồng Tín dụng/ Khế ước nhận nợ:

- Hợp đồng Tín dụng/ Khế ước Nhận nợ được lập thành 3 bản (ACB giữ 2 bản, khách hàng giữ 1 bản);

- Nếu Hợp đồng tín được sử dụng để đi công chứng: Hợp đồng tín dụng/Khế ước Nhận nợ được lập thành 4 bản (ACB giữ 2 bản, khách hàng giữ 1 bản, Cơ quan công chứng giữ 1 bản).

(b) Hợp đồng Tín dụng/ Khế ước Nhận nợ sau khi đã soạn xong, Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký;

Lưu ý: Trường hợp có thay đổi nội dung Hợp đồng Tín dụng đã ký, Loan CSR lập 3

bản phụ lục Hợp đồng tín dụng sửa đổi bổ sung.

2.2.7. Tạo tài khoản vay và giải ngân

(c) Căn cứ Hợp đồng Tín dụng/ Khế ước Nhận nợ, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng theo mẫu ACB

(d) Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về tài sản bảo đảm, Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay;

(e) Sau đó, nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) thực hiện giải ngân theo quy định.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 40

2.2.8. Lưu trữ hồ sơ tín dụng (bản chính) và các hồ sơ khác có liên quan, được Loan CSR thực hiện theo mẫu. Loan CSR thực hiện theo mẫu.

2.2.9. Kiểm tra, theo dõi khoản vay – thu nợ gốc và lãi vay

(1) Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi):

(a) A/O và/hoặc Loan CSR thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc Bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước 5 ngày.

(b) Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn

(c) A/O và/hoặc Loan CSR nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ, và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.

(d) Khi trong Hợp đồng tín dụng có quy định về việc thay đổi lãi suất, Loan CSR lập thông báo việc thay đổi và thời gian thay đổi lãi suất cho khách hàng.

(e) Việc thu nợ gốc và lãi vay được thực hiện theo “ Hướng dẫn giải ngân, thu nợ”.

Lưu ý:

Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu trả nợ vay trước hạn mà Hợp đồng Tín dụng có quy định khi trả nợ trước hạn khách hàng phải có văn bản đề nghị trả nợ trước hạn, Loan CSR trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó chuyển cho nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) thu nợ.

Trường hợp khoản vay bị buộc phải thu hồi trước hạn, Loan CSR lập giấy đề nghị thu nợ vay, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó chuyển cho Teller thu nợ.

Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng:

A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng;

Khi kiểm tra phải lập Biên bản kiểm tra theo mẫu của ACB.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 41

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc

Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và/hoặc; Nếu tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng, A/O lập tờ trình báo cáo và đề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình;

Sau đó sao gửi cho thư ký Ban tín dụng/Hội đồng Tín dụng để gửi đến các thành viên.

Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh (gọi chung là Tài sản bảo đảm):

A/A phối hợp với A/O tiến hành đánh giá lại hiện trạng và giá trị tài sản bảo đảm nợ vay cho ngân hàng:

Đối với bất động sản: Việc đánh giá lại tài sản bảo đảm được thực hiện 12

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.doc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w