Phân tích cơ chế kiểm soát an toàn và hiệu quả tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.doc (Trang 46 - 51)

2.3.1. Các hình thức đảm bảo tín dụng cá nhân

2.3.1.1. Cầm cố tài sản

- Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Tài sản cầm cố thường là động sản, vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có gía. Trong đó, động sản bao gồm: các phương tiện vận tải, tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, tàu bay, các loại máy móc thiết bị,…

- Hình thức cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

- Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

- Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thoả thuận. Trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn cầm cố được tính cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 46

- Các bên có thể thỏa thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có quy định khác.

2.3.1.2. Thế chấp tài sản

- Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

- Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

- Hình thức thế chấp: Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.

- Thời hạn thế chấp tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì

việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp.

Các đối tượng tài sản thế chấp bao gồm:

- Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả TS gắn liền với đất.

- Quyền sử dụng đất về đất đai mà pháp luật quy định được thế chấp.

- Trường hợp TS thế chấp có vật phụ, thì vật phụ đó thuộc về tài sản thế chấp. trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ đó cũng thuộc về tài sản thế chấp nếu các bên có thỏa thuận.

- Tàu biển theo quy định của bộ luât hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của luật hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp.

- Tài sản có quyền sở hữu nhưng đang cho thuê hoặc TS được bảo hiểm

- Quyền đòi nợ

Điều kiện tài sản thế chấp hợp pháp:

- Tài sản có giá trị và giá trị sử dụng

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 47

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc

- Là sở hữu hợp pháp của bên thế chấp (trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật)

- Được phép giao dịch và không có tranh chấp

- Theo NĐ 163 không quy định việc mua bảo hiểm đối với tài sản nhà nước bắt buộc mua TSBĐ

-

2.3.1.3.Bảo lãnh

- Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Hình thức bảo lãnh: Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập

thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.

- Phạm vi bảo lãnh: Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc

toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh; Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

 Nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt;

 Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

 Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

 Theo thoả thuận của các bên.

Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định, bao gồm các trường hợp sau đây: (điều 41 NĐ163)

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 48

- Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;

- Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

- Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;

- Các căn cứ khác, nếu pháp luật có quy định

2.3.1.4.Tín chấp

Các quy định chung (điều 49- 50 NĐ 163, điều 373 NĐ33)

- Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.

Cá nhân, hộ gia đình nghèo được bảo đảm bằng tín chấp phải là thành viên của một trong các tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Điều 50 Nghị định này. Chuẩn nghèo được áp dụng trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật.

- Bên bảo đảm bằng tín chấp: 1. Hội Nông dân Việt Nam;

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2.3.1.5.Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 49

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc

Các quy định chung (NĐ 178/1999/NĐ- CP)

- Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khỏan cho vay của Ngân hàng.

- Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dung tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng.

- Việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng trong

các trường hợp sau (điều 14 NĐ 178)

• Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng vay và đối tượng vay trong một số trường hợp cụ thể.

• Tổ chức tín dụng cho vay trung hạn, dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi, có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.

- Điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay (điều 15

NĐ 178)

Đối với khách hàng vay

 Có tín nhiệm với tổ chức tín dụng;

 Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ;

 Có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật;

 Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án.

Đối với tài sản

SVTH: Võ Ngọc Quý Trang 50

 Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được quyền sở hữu hoặc được giao quyền sử dụng; giá trị, số lượng và được phép giao dịch. Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

 Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, thì khách hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng.

- Hình thức, nội dung, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp

tài sản hình thành từ vốn vay (điều 16 NĐ 178)

• Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay phải được lập thành văn bản; có thể ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc lập thành văn bản riêng do các bên thỏa thuận. Khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng, các bên phải lập phụ lục hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, trong đó mô tả đặc điểm, xác định giá trị tài sản đã được hình thành.

• Nội dung, thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu các bên có thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.doc (Trang 46 - 51)