Tình hình cho vay KHCN qua các năm

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PGD LÊ ĐỨC THỌ.doc (Trang 38 - 43)

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Cho vay Tỷ trọng Cho vay Tỷ trọng Tương đối Tuyệt đối (%) Cá nhân 82.902 36,54% 115.078 31,12% 32.176 38,81% Doanh

nghiệp 144.008 63,46% 254.742 68,88% 110.734 76,89% Doanh số

cho vay 226.910 100% 369.820 100% 142.910 62,98%

Nhìn vào hai biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay khối KHCN vẫn còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với doanh số cho vay khối KHDN trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể vào năm 2009 chiếm 37% tổng doanh số cho vay của PGD, nhưng đã giảm xuống chỉ còn 31% vào năm 2010.

Dựa vào biểu đồ hình cột ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh có tốc độ tăng rất nhanh, cụ thể là từ 226.910 triệu đồng năm 2009 đã tăng đến 142.910 triệu đồng tức 62,98% để đạt ở mức 369.820 triệu đồng vào năm 2010. Doanh số cho vay tương đối cao phù hợp với chính sách mà nhà nước cũng như ngân hàng đề ra là nới lỏng tín dụng sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

Sở dĩ doanh số cho vay tăng nhanh như vậy là nhờ vào việc chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng, thu hút lượng khách hàng lớn giao dịch với ngân hàng, khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, cùng với thủ tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng khác...chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng đông đến vay tiền tại PGD.

Nhưng cũng thấy được rằng doanh số cho vay KHCN còn chiếm tỷ trọng thấp. Mặc dù năm 2010 doanh số cho vay KHCN vẫn tăng 38,81% so với năm 2009, nhưng so với tốc độ tăng trưởng chung doanh số cho vay của PGD thì nó còn khá thấp. Vì vậy trong thời gian sắp đến PGD cần chú ý hơn nữa, đẩy mạnh cho vay thị trường KHCN để tương xứng với quy mô doanh số của KHDN, thực hiện đúng theo định hướng là ngân hàng bán lẻ. Hơn nữa đây là một sản phẩm sinh ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng vì KHCN thường dễ dàng chấp nhận lãi suất và điều kiện đưa ra của ngân hàng hơn là KHDN.

2.4.2.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tương đốiChênh lệchTuyệt đối (%)

Doanh số thu nợ 219.993 228.125 8.132 3,71%

Cá nhân 79.623 80.826 1.203 1,52%

Doanh nghiệp 140.370 147.299 6.929 4,94%

Doanh số thu nợ của PGD tăng nhẹ qua hai năm 2009 và 2010:

- Năm 2009, doanh số thu nợ là 219.993 triệu đồng, trong đó doanh số thu nợ KHCN là 79.623 triệu đồng.

- Năm 2010, doanh số thu nợ tăng 3,71% so với năm 2009, và doanh số thu nợ KHCN tăng 1,52% so với năm 2009 đạt ở mức 80.826 triệu đồng.

Doanh số thu nợ KHCN tăng tương đối phù hợp với tốc độ tăng doanh số cho vay KHCN của PGD qua hai năm. Nhưng với việc đẩy mạnh tập trung cho vay khối KHCN cũng như tăng trưởng doanh số cho vay của PGD trong giai đoạn sắp tới thì ngân hàng cần nâng cao việc sàn lọc những khách hàng có uy tín, đồng thời cần chú trọng hơn nữa quy trình thẩm định năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo của khách hàng. Giúp cho việc đánh giá và ra quyết định cho vay đúng đối tượng, vừa tạo lợi nhuận cho PGD đồng thời tạo vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh.

2.4.2.3. Quy mô và tỷ trọng dư nợ cho vay KH cá nhân/tổng dư nợ

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tương đối Tuyệt đối (%)

Cá nhân 74.285 62,98% 108.537 41,8% 34.252 46,11%

Doanh

nghiệp 43.662 37,02% 151.105 58,2% 107.443 246,1%

Căn cứ vào biểu đồ và số liệu ở bảng trên ta thấy được rằng tỷ trọng dư nợ cho vay của khối KHCN trong tổng dư nợ cho vay thực tế đã giảm một mức tương đối lớn là 21%. Từ 63% vào năm 2009 thì vào năm 2010 tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 42%. Do vậy, nhiệm vụ sắp tới của PGD là cần tập trung mở rộng cho vay thị trường KHCN để tương xứng với tốc độ tăng trưởng và quy mô dư nợ của khối KHDN, vì mục tiêu phấn đấu xuyên suốt của Ngân hàng Á Châu là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Mặc dù tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ đã giảm xuống, nhưng thực tế thì năm 2010 dư nợ của khối KHCN vẫn tăng trưởng nhanh 46,11% so với năm 2009. Cụ thể:

- Dư nợ KHCN năm 2009: 74.285 triệu đồng, tổng dư nợ 117.947 triệu đồng. - Năm 2010 với mức tăng trưởng 34.252 triệu đồng thì dư nợ của khối KHCN đã

Điều này là cũng dễ hiểu vì sau giai đoạn khủng hoảng năm 2008, nhằm khôi phục nền kinh tế nhà nước ta đã có những chính sách khuyến khích như: nới lỏng cho vay, hỗ trợ lãi suất để người dân gia tăng tiêu dùng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này góp phần nâng cao đời sống vật chất của nhân dân đồng thời cũng giúp nhà nước kiềm chế được lạm phát.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PGD LÊ ĐỨC THỌ.doc (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w