Cải tiến quy trình thẩm định cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PGD LÊ ĐỨC THỌ.doc (Trang 53 - 56)

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 9%

3.2.5. Cải tiến quy trình thẩm định cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng

vay của khách hàng

3.2.5.1. Cải tiến quy trình thẩm định cho vay

Ngân hàng cần thiết lập và chuẩn hoá quy trình trong cho vay khách hàng cá nhân nhằm giảm thời gian, chi phí cho vay và cho phép ngân hàng xây dựng quy trình thẩm định chắc chắn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và rút ngắn thời gian quyết định tín dụng để khách hàng có thể tiếp cận với nguồn vốn vay tốt nhất.

Trong công tác cho vay ACB cần xem xét chuyên môn hóa quy trình làm việc của cán bộ tín dụng, tách bạch công việc ra từng khâu rõ ràng sẽ giúp công việc chuyên nghiệp và thực hiện được nhanh chóng, tránh tình trang tiêu cực trong cho vay và tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

3.2.5.2. Nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định và xếp hạng tín nhiệm.

Thông tin tín dụng, thông tin khách hàng và các thông tin về taì chính tiền tệ, thông tin kinh tế xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng trong quá trình thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng. Do đó, PGD cần phải xây dựng và tổ chức tốt hệ thống khai thác và xử lý thông tin phục vụ công tác thẩm định tín dụng, để làm được điều này PGD cần triển khai cụ thể các công việc sau:

Phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thông tin tín dụng tại PGD vì chỉ có công nghệ hiện đại, sử dụng hiệu quả mới cho phép thu thập quản lý và xử lý nguồn dữ liệu lớn, nhanh chóng và chính xác.

Nâng cao chất lượng thông tin thu thập được bằng cách: cán bộ tín dụng cần chủ động thu thập kịp thời những thông tin mới về thị trường; tiếp cận thông tin về tình hình tài chính của khách hàng một cách đáng tin cậy và kịp thời thông qua nắm vững thị trường; Khai thác tốt nguồn thông tin từ CIC, TCBS…

Để quá trình thẩm định thực sự có ý nghĩa, sau khi mọi thông tin đã đáp ứng yêu cầu thì yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Cần trọng dụng cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và kinh nghiệm (kinh nghiệm nghề nghiệp là rất quan trọng, vì nó có thể giúp cán bộ tín dụng thấy được những điều mà khách hàng che đậy).

PGD cần thường xuyên có chính sách đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích, đánh giá sai khách hàng.

Tuân thủ đúng nguyên tắc và tiến trình thẩm định trong quá trình thẩm định, yêu cầu nhân viên thẩm định phải thực hiện đúng nguyên tắc và tiến trình của công tác này đòi hỏi, không nên bỏ qua hay nhảy bước.

3.2.5.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng

Kiểm soát khoản vay giúp ngân hàng có thể sớm phát hiện ra rủi ro và có hướng xử lý thích hợp. Công tác giám sát sau giải ngân nhằm mục đích kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích không và mức độ rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Tổ chức tốt công tác giám sát sau giải ngân là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM. Để hoạt động kiểm soát sau cho vay thực sự có ý nghĩa và hiệu quả thì PGD cần thực hiện một số điều sau:

Định kỳ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu được nợ vay, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn vay, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính, những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời những khó khăn cho khách hàng.

Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, PGD muốn hoạt động có hiệu quả thì cần có sự nổ lực của nhân viên tín dụng trong việc phân loại, củng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với PGD. Cán bộ tín dụng cần theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng, đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo và đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn có khả năng tạo ra thu nhập từ sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp ngân hàng bảo toàn vốn.

Cán bộ tín dụng phải thực hiện kiểm tra định kì khoản vay nghiêm túc theo đúng quy định, chủ động kiểm tra đầy đủ trên tất cả các hồ sơ không đợi đến khi khoản vay có vấn đề mới thực hiện rà soát lại. Ngoài kiểm tra định kì cán bộ tín dụng cần có biện pháp kiểm tra đột xuất, trực tiếp thực địa nhằm nắm bắt đúng thực trạng sử dụng vốn của khách hàng.

Xem trọng việc thu thập thông tin bổ sung về khách hàng như: Những thông tin về môi trường, nguồn thu nhập, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thiện chí trả nợ của khách hàng... để lên kế hoạch, bố trí cán bộ tín dụng gặp gỡ khách hàng tìm nguyên nhân để có thể nắm bắt đúng tình hình tài chính, thu nhập của khách hàng. Giúp PGD có những quyết định tài trợ đúng đắn với đối tượng này và đưa ra những tư vấn tài chính nhằm cải thiện tình hình của khách hàng.

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PGD LÊ ĐỨC THỌ.doc (Trang 53 - 56)

w