Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PGD LÊ ĐỨC THỌ.doc (Trang 56 - 58)

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 9%

3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Chất lượng khoản vay đối với khách hàng có cao hay không một phần cũng là dựa vào trình độ chuyên môn, năng lực và tầm nhìn của đội ngũ nhân viên tín dụng trực tiếp quản lý khách hàng. Do đó, ACB cần phải có những biện pháp phát triển nguồn nhân lực, cụ thể:

Xây dựng hệ thống các công cụ và phương tiện để đánh giá nhân viên trong tuyển dụng ban đầu và cả trong quản lý theo vị trí – chuẩn về trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của từng vị trí một trong ngân hàng nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu của công tác tín dụng và quản lý nhân viên tốt hơn. Để làm được điều đó, ACB có thể xây dựng một hệ thống chấm điểm, xếp hạng nhân viên với những tiêu chí cụ thể cho từng phòng ban.

Nền kinh tế tài chính thường xuyên thay đổi và phát triển không ngừng thì kiến thức trong nhà trường và kinh nghiệm làm việc của các nhân viên là không đủ do đó ngân hàng phải không ngừng nâng cao hiệu quả đào tạo của trung tâm đào tạo chất lượng, trước hết cần đảm bảo đội ngũ chuyên gia đào tạo có năng lực, trình độ cao đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng nhân viên.

Tiếp đó, các hoạt động đào tạo tại trung tâm cần được tổ chức có khoa học, phù hợp thực tiễn như định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn về thẩm định, xét duyệt cho vay cho đội ngũ cán bộ, nâng cao khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng nhằm gây dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Cần làm cho cán bộ tín dụng hiểu rõ tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những kiến thức về chuyên môn và không ngừng chủ động trong tiếp cận khách hàng, nắm bắt nhanh nhạy kịp thời những diễn biến, tình hình tài chính của các đối tượng khách hàng cũng như tìm hiểu và vận dụng linh hoạt những cơ chế, chính sách mới của Nhà nước.

Lập kế hoạch cử các cán bộ tín dụng trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nồng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai. Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, qua việc kiểm một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có thể có biện pháp cải thiện kịp thời tồn tại trong hoạt động cho vay.

Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch nhằm khuyến khích nhân tố tích cực và giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là về rủi ro đạo đức của nhân viên tín dụng. Cụ thể, để thu hút sự đóng góp của những người giỏi có tâm huyết với nghề, trước hết cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thoả đáng đối với những có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp thiết thực. Có cơ chế khuyến khích vật chất đối với nhân viên như: cần thiết có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau, với những nhân viên hoàn thành tốt công tác nhằm khuyến khích đội ngũ cán bộ tín dụng phấn đấu hết mình với ngân hàng, lấy việc phục vụ khách hàng làm phương châm hành động.

Văn hóa là quan trọng và quyết định trong phát triển nhân viên do đó ACB cần có kế hoạch và phương hướng lâu dài nhằm xây dựng một nền văn hóa ngân hàng thân thiện . Nâng cao tính kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, nhân viên ngân hàng ( PGD có thể sử dụng biện pháp hành chính đi kèm với trừ điểm trong chấm điểm, xếp hạng nhân viên khi nhân viên không chấp hành tốt quy định tại PGD).

Một phần của tài liệu GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – PGD LÊ ĐỨC THỌ.doc (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w