- Cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định kịp thời.
1.2.7 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác định giá doanh nghiệp.
rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp. Nhưng các phương pháp đã nêu ở trên là những phương pháp cơ bản, có cơ sở lý luận rõ ràng, vững chắc và có tính khả thi cao trong thực tế. Mỗi một phương pháp đã đưa ra đều thích ứng với những hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và tầm nhìn nhận của từng nhà đầu tư. Không có một phương pháp nào phù hợp trong mọi hoàn cảnh.
Kết quả xác định về giá trị doanh nghiệp có thể có sự chênh lệch rất lớn khi sử dụng các phương pháp khác nhau, và thậm chí ngay cả khi vận dụng cùng một phương pháp. Vì, kết quả tính toán được không chỉ phụ thuộc vào khả năng ước lượng với độ chính xác cao và các tham số đưa ra khảo sát, tức là phụ thuộc vào mặt kỹ thuật của bản thân từng phương pháp, mà còn phụ thuộc vào quan điểm đánh giá về mặt lợi ích của doanh nghiệp đối với từng nhà đầu tư và dự định riêng của họ đối với tương lai của doanh nghiệp.
Một phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được coi là tốt nhất nếu nó chỉ ra được những lợi ích thực sự mà doanh nghiệp sẽ mang lại cho nhà đầu tư, đồng thời nó cho phép người ta có cơ sở thực tiễn để lượng hoá những lợi ích đó. Có nghĩa là, nó được cả người mua và người bán cùng sử dụng như một cơ sở duy nhất để đàm phán về giá cả giữa đôi bên.
1.2.7 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác định giá doanh nghiệp. nghiệp.
a) Sự nhận thức của các chủ thể về định giá doanh nghiệp
Trước hết cần hiểu các chủ thể được đề cập đến ở đây chính là các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các cơ quan Nhà nước… Việc nhận thức của họ có
ảnh hưởng rất lớn đến công tác định giá. Mỗi chủ thể, đứng ở các vị trí khác nhau thường có những cái nhìn khác nhau về giá trị của doanh nghiệp. Nhìn chung có hai cách nhìn nhận chính ở đây, cách thứ nhất, xác định giá trị doanh nghiệp là giá bán doanh nghiệp. Do vậy công tác định giá doanh nghiệp cũng chính là công tác định giá bán. Phải khẳng định ngay rằng nhận thức này là sai bởi nó đi ngược lại với quy luật giá trị, “giá cả là hình thức biểu hiện của giá trị và biến động xung quanh giá trị đó”. Cách thứ hai, xác định giá trị doanh nghiệp là xác định giá gắn với giá thị trường và căn cứ vào giá trị thực tế của các yếu tố cấu thành. Khi một yếu tố thay đổi về số lượng hay chất lượng thì lập tức giá trị doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi luôn theo. Tuy nhiên sự thay đổi giá trị doanh nghiệp ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tỷ trọng giá trị của các yếu tố cấu thành trong giá trị doanh nghiệp.
b) Loại hình và quy mô doanh nghiệp.
Nhân tố này trực tiếp tác động tới phương pháp định giá được áp dụng bởi không phải loại hình và quy mô doanh nghiệp nào cũng sử dụng một phương pháp định giá giống nhau. Thường thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với các đặc trưng tài sản chiếm phần nhiều là tài sản hữu hình do đó công tác định giá thường sử dụng phương pháp tài sản ròng. Còn đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thì tài sản hữu hình lại chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tài sản vô hình (lợi thế thương mại, giá trị quyền sử dụng đất, thương hiệu…) do vậy thường sử dụng phương pháp định giá theo khả năng sinh lời.
Cũng giống như vậy, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường là các doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường và đã khẳng định được uy tín, chỗ đứng của mình vì vậy việc định giá thường sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì sử dụng phương pháp tài sản ròng lại dễ dàng và cho hiệu quả cao hơn.
Việc lựa chọn phương pháp định giá thích hợp có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tính toán được. Lựa chọn phương pháp càng phù hợp thì kết quả càng cao và ngược lại.
c)Tính chất đặc thù của các loại tài sản định giá.
Tài sản thường gắn với loại hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp, ví dụ doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực chế tạo khuôn máy, ép nhựa sẽ có các loại máy riêng, doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại sử dụng các loại máy riêng trong khi đó ở các doanh nghiệp kinh doanh thương mại lại thưởng có rất ít tài sản cố định. Mỗi loại tài sản này có những tính chất, xuất xứ rất khác nhau và rất khó đánh giá, nhất là những tài sản được nhập khẩu từ nước ngòai vào và tại thời điểm định giá không còn bán trên thị trường, trong trường hợp đó, thẩm định viên rất khó để xác định được giá trị chính xác của tài sản trên. Để có thể đưa ra được kết quả đánh giá có tính thuyết phục thì thẩm định viên cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.
d) Môi trường kinh tế pháp lý.
Đây là một nhân tố tương đối quan trọng. Nó có ảnh hưởng lớn đến các nhân tố trên và do vậy tác động tới công tác định giá doanh nghiệp. Môi trường pháp lý ở đây chính là hệ thống các văn bản, các quy định, điều chỉnh trực tiếp hoạt động định giá.
Hệ thống pháp lý càng đầy đủ, thống nhất thì càng làm cơ sở đảm bảo cho công tác định giá. Tính thống nhất thể hiện ở nội dung, quy định của từng văn bản và giữa các văn bản với nhau. Bên cạnh đó, ngoài những văn bản định hướng như Nghị định cần có những thông tư hướng dẫn cụ thể các vấn đề về tổ chức thực hiện.
Vấn đề thông tin trong nền kinh tế cũng rất quan trọng, thông tin càng hoàn hảo thì công tác định giá càng đạt được độ chính xác cao và tiến trình thực
hiện càng diễn ra nhanh chóng, doanh nghiệp được định giá cũng như các nhà thẩm định sẽ tránh được các rủi ro có thể gặp phải.
e) Trình độ của cán bộ định giá.
Con người luôn là nhân tố quan trọng và có tính chất quyết định đến chất lượng của mỗi hoạt động trong đời sống. Công tác định giá vốn là một công việc hết sức phức tạp và mang tính nghệ thuật vì vậy giá trị doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ cũng như tính chuyên nghiệp của cán bộ định giá. Cán bộ định giá có chuyên môn sâu và thâm niên cao sẽ có kinh nghiệm và tính nhạy bén trong xử lý những tác động bất thường đến công tác định giá. Họ cũng sẽ có được sự phán đoán dự trên những xu hướng biến động tài sản, thị trường một cách linh hoạt. Mặt khác, khi trình độ của các cán bộ định giá ở mức cao, họ sẽ có sự lựa chọn các phương pháp định giá thích hợp, giá trị của doanh nghiệp nhờ đó mà được xác định chính xác hơn, đảm bảo khách quan hơn. Các tổ chức định giá cần đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ những cán bọ của mình để họ có điều kiện nâng cao trình độ từ đó đạt tới sự chính xác cao hơn trong công tác định giá doanh nghiệp.