Trình tự tiến hành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại Công ty Trách nhiẹm hữu hạn Kiểm toán và Định giá Việt Nam – VAE.docx (Trang 51 - 54)

- Cho kết quả nhanh chóng để ra quyết định kịp thời.

2.2.2Trình tự tiến hành

Tại VAE thì phương pháp áp dụng chủ yếu để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản thuần theo giá thị trường có tính đến lợi thế kinh doanh. Căn cứ vào tình hình của doanh nghiệp định giá, sau khi đi đến những thỏa thuận và ký kết hợp đồng, công việc thẩm định sẽ được tiến hành như sau:

I. Công tác chuẩn bị.

- Xem xét việc chuẩn bị và giao nhận tài liệu tại văn phòng doanh nghiệp. - Kiểm tra, sắp xếp tài liệu liên quan.

- Yêu cầu cung cấp tài liệu bổ sung (nếu thiếu). II. Thực hiện.

- Kiểm kê, xác định giá trị tài sản: Kiểm kê, xác định số lượng và chất lượng của tài sản đang sủ dụng thực tế tại doanh nghiệp; Xác định tài sản thừa thiếu so với sổ sách và bảng kê của doanh nghiệp; Đánh giá hiện trạng hoạt động, tình trạng kỹ thuật và giá trị còn lại của tài sản; Tham khảo giá trị thực tế của tài sản trên thị trường khu vực.

- Làm rõ và thông qua với khách hàng các vấn để: Nhận giao hay thuê đất đối với từng khu đất; Làm rõ các khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác có tiếp tục được kế thừa?

- Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp: Kiểm tra việc tổng hợp, phân loại tài sản đã kiểm kê theo các nhóm: Tài sản có nhu cầu sử dụng, Tài sản không cần dùng, Tài sản ứ đọng, Tài sản chờ thanh lý, Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi, Tài sản thuê ngoài nhận gia công,

giữ hộ…; Đối chiếu việc xác nhận và phân loại công nợ; Đánh giá và xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng theo chế độ Nhà nước; Xem xét toàn bộ tình hình tài sản; Xem xét các khoản nợ phải thu khó đòi; Xem xét các khoản nợ phải trả; Xem xét các khoản dự phòng và lãi chưa phân phối; Xem xét tài sản vốn góp liên doanh, liên kết; Xem xét số dư bằng tiền của các quỹ; Tính toán giá trị quyền sử dụng đất…

- Tập hợp số liệu làm việc với doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan. - Lập báo cáo định giá dự thảo tại VAE và trao đổi lại thông tin với

doanh nghiệp.

III. Soát xét và phát hành báo cáo

Trình tự soát xét dồm 3 bước: soát xét sơ bộ, soát xét chất lượng và soát xét cuối cùng. Sau đó báo cáo sẽ chính thức được phát hành và gửi đến cho doanh nghiệp.

Cụ thể:

Đối với doanh nghiệp Nhà nước

Thực hiện theo:

- Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

- Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định trên.

- Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/07/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Thông tư số 95/2002/TT-BTC ngày 29/09/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định trên.

a.1. Kiểm tra số dư và phân loại tài sản:

- Thu thập bảng tổng hợp TSCĐ phản ánh đầy đủ thông tin như: ĐVT, số lượng, năm sản xuất, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại của từng loại tài sản.

- Bảng tổng hợp trên phân thành từng loại: + Tài sản có nhu cầu sử dụng.

+ Tài sản không cần dùng. + Tài sản ứ đọng, chờ thanh lý. + Tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ.

+ Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi - Mỗi loại trên lại phân thành từng nhóm tài sản: + Nhà cửa vật kiến trúc.

+ Máy móc thiết bị. + Phương tiện vận tải. + Thiết bị quản lý. + Tài sản cố định khác.

- Thu thập bảng tổng hợp số lượng, giá trị của hàng tồn kho theo từng khoản mục: Nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá, hàng gửi bán, vật tư hàng hoá nhận gia công, nhận giữ hộ, nhận ký gửi.

- Kiểm tra số tổng hợp trên các bảng kê với sổ chi tiết và Báo cáo tài chính, nếu có chênh lệch yêu cầu doanh nghiệp có sự giải trình.

a.2. Kiểm kê đánh giá lại tài sản:

- Căn cứ theo số lượng trong bảng kê tài sản, hàng tồn kho của doanh nghiệp, nhóm kiểm toán phối hợp cùng với doanh nghiệp tiến hành kiểm kê.

- Một số thông tin cần thu thập trong quá trình kiểm kê: nước sản xuất; năm sản xuất; năm đưa vào sử dụng; công suất hoặc đặc trưng kỹ thuật chủ yếu; tình trạng hoạt động của tài sản…

- Tuỳ theo số lượng tài sản cố định và địa điểm sử dụng tài sản, có thể bố trí từ 2 đến 3 người triển khai thực hiện việc kiểm kê.

- Yêu cầu kiểm toán viên khi thực hiện kiểm kê, kết quả cuối cùng đạt được phải thống nhất được với khách hàng và cùng ký vào biên bản kiểm kê.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại Công ty Trách nhiẹm hữu hạn Kiểm toán và Định giá Việt Nam – VAE.docx (Trang 51 - 54)