Đánh giá của cá nhân về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp của VAE

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại Công ty Trách nhiẹm hữu hạn Kiểm toán và Định giá Việt Nam – VAE.docx (Trang 102 - 104)

III. NGUYÊN NHÂN TĂNG GIẢM:

3.1.Đánh giá của cá nhân về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp của VAE

b) Nhược điểm

3.1.Đánh giá của cá nhân về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp của VAE

của VAE

Trong thời gian thực tập tại VAE và nghiên cứu về các phương pháp định giá của công ty, tôi thấy rằng về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phần tài sản thuần, công ty đã xây dựng được cách thức xác định giá trị là hợp lý, riêng phần xác định lợi thế thương mại của doanh nghiệp cần định giá có phần bị tính trùng, cụ thể:

Khi xác định lợi thế thương mại của doanh nghiệp, VAE đã vừa vận dụng Nghị định 187 và Thông tư 126 hướng dẫn CPH các doanh nghiệp Nhà nước vào để xác định lợi thế thương mại của doanh nghiệp (xác định giá trị lợi thế thương mại dựa vào kết quả hoạt động của 3 năm liền kề) - Lợi thế thương mại (1), sau đó VAE lại tính tiếp phần lợi thế thương mại của doanh

nghiệp khi doanh nghiệp có các bằng sáng chế độc quyền được Cục sở hữu trí tuệ cấp hoặc có các đặc quyền như quyền khai thác mỏ, khai thác các khu du lịch.... - Lợi thế thương mại (2) sau đó lấy tổng (1+2) và xác định lợi thế thương mại của doanh nghiệp. Cách tính này có phần bị tính trùng khi doanh nghiệp có được lợi thế thương mại (1) là do doanh nghiệp có các bằng phát minh sáng chế độc quyền do Cục sở hữu trí tuệ cấp hoặc có các đặc quyền khai thác mỏ, khai thác các khu du lịch...Việc sử dụng cách tính này có thể làm cho giá trị của doanh nghiệp được định giá tăng lên, nhưng một số doanh nghiệp thuê VAE định giá có phần giá trị lợi thế thương mại (1) rất thấp do các năm liền kề việc kinh doanh không hiệu quả vì doanh nghiệp tập trung vào nghiên cứu các ứng dụng mới... Việc xác định lợi thế thương mại (2) sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp cần định giá lên do các dữ liệu dùng để tính đều dựa vào kế hoạch, dự án phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc thẩm định các dự án này nhiều khi rất khó khăn do các doanh nghiệp thuê định giá hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau, để thẩm định được thì thẩm định viên phải có kiến thức về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cần định giá và nhiều khi kết quả thẩm định còn phụ thuộc vào ý kiến của khách hàng.

Để xử lý việc tính trùng này hiện nay không có cách nào có thể phân tách được rõ ràng nhưng tuỳ từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cần định giá mà ta có cách xử lý cụ thể phù hợp hạn chế bớt phần lợi thế thương mại bị tính trùng:

- Đối với doanh nghiệp đã sử dụng lợi thế thương mại là các bằng sáng chế độc quyền được Cục sở hữu trí tuệ cấp hoặc các đặc quyền như quyền khai thác mỏ, khai thác các khu du lịch.... trong ba năm liền kề thì nên xác định giá trị lợi thế thương mại theo lợi thế thương mại (1) và không xác định thêm phần lợi thế thương mại (2). Nếu trong ba năm liền kề mà doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế về các bằng sáng chế độc quyền được Cục sở

hữu trí tuệ cấp hoặc các đặc quyền như là quyền khai thác mỏ, khai thác các khu du lịch.... do trình độ quản lý còn yếu của ban lãnh đạo nhưng doanh nghiệp đã có sự đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động tại thời điểm định giá thì nên xác định giá trị lợi thế thương mại của doanh nghiệp theo lợi thế thương mại (2) mà không tính đến phần giá trị lợi thế thương mại (1)

- Đối với doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc vừa mới sử dụng (cùng năm với năm định giá) đến các bằng sáng chế độc quyền được Cục sở hữu trí tuệ cấp hoặc các đặc quyền như quyền khai thác mỏ, khai thác các khu du lịch....thì ta xác định giá trị phần lợi thế thương mại theo đúng phương pháp mà VAE đã xây dựng. Theo cách này sẽ hạn chế bớt phần giá trị lợi thế thương mại bị tính trùng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động định giá doanh nghiệp tại Công ty Trách nhiẹm hữu hạn Kiểm toán và Định giá Việt Nam – VAE.docx (Trang 102 - 104)