Kinh nghiệm Bảo hiểm tiền gửi ở một số nước trên thế giới 1 Bảo hiểm tiền ở Mỹ

Một phần của tài liệu Cac giai phap phat trien bao hiem tien gui o khu vuc dong bang song cuu long.doc (Trang 25 - 27)

1.2.1. Bảo hiểm tiền ở Mỹ

Công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC), ra đời ngày 1/1/1934, nơi triển khai hoạt động BHTG đầu tiên, là tổ chức điển hình trong triển khai đồng bộ ba loại nghiệp vụ và phát huy tối đa hiệu quả của chính sách BHTG trong bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, là mô hình được nhiều nước trên thế giới tham khảo để thành lập và cải tiến hoạt động BHTG. Thành công của chính sách BHTG ở Mỹ có thể được tóm tắt ở một số điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, sự ra đời và triển khai chính sách BHTG ở Mỹ đã khẳng định năng lực kiểm soát rủi ro ngân hàng của chính sách BHTG theo mô hình chức năng đầy đủ là rất lớn: Tính từ tháng 10 năm 1929 đến cuối năm 1933, thời điểm ra đời của FDIC, ở Mỹ đã có 4.000 ngân hàng đổ vỡ. Một phần nhờ có sự triển khai chính sách BHTG của tổ chức FDIC, trong năm 1934 ở Mỹ chỉ có 9 ngân hàng đổ vỡ. Trong giai đoạn 1934-1941 mặc dầu ở Mỹ đã có 370 ngân hàng đóng cửa, nhưng FDIC đã tạo điều kiện để các ngân hàng này rút khỏi lĩnh vực hoạt động ngân hàng mà không ảnh hưởng đến các ngân hàng khác. Trong giai đoạn có khủng hoảng tiết kiệm và cho vay ở Mỹ trong những năm 1980, FDIC đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kịp thời sản phẩm hỗ trợ tài chính để giảm đi phần nào sự đổ vỡ không đáng có của nhiều ngân hàng. Trong giai đoạn 1982-1991 ở Mỹ có hơn 1.400 ngân hàng lâm vào

tình trạng nguy kịch, có thể dẫn đến đóng cửa, nhờ sự hỗ trợ tài chính của FDIC, 131 ngân hàng trong số các ngân hàng đó đã vượt qua được khó khăn và duy trì được hoạt động.

Thứ hai, quyền lợi của người gửi tiền được bảo vệ kịp thời, giảm tổn thất cho người gửi tiền, ngân hàng và nền kinh tế: Năm 1934 đến 1997, ở Mỹ có 2.192 ngân hàng đổ vỡ, đã được FDIC giải quyết nhanh gọn, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng Mỹ. Người gửi tiền ở các ngân hàng bị phá sản trong thời gian này đã nhận được tiền chi trả bảo hiểm với tổng số tiền là 106.560 triệu USD.

Mới đây, FDIC đã đóng vai trò tích cực trong việc tiếp nhận xử lý ngân hàng gặp vấn đề. Từ đầu năm 2008 tới nay, FDIC đã tiếp nhận và xử lý 16 ngân hàng đổ vỡ. Ngoài ra, trong bản kế hoạch giải cứu ngành tài chính trị giá 700 tỉ USD được quốc hội thông qua ngày 1.10.2008, FDIC đã nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD (hạn mức này duy trì đến hết năm 2009) để củng cố niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống tài chính.

Thứ ba, Mỹ dành nhiều quan tâm tới giám sát hoạt động ngân hàng:

Ngay sau khi thành lập, FDIC đã cử 4.000 kiểm tra viên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các ngân hàng nhằm đánh giá tiêu chí là thành viên của FDIC. Nguồn nhân lực thực hiện công tác giám sát hoạt động ngân hàng ở Mỹ được đầu tư đáng kể so với nhiều quốc gia khác, số lượng thanh tra viên của Hệ thống ngân hàng Nhật Bản vào thời điểm năm 1995 là 400 người, trong khi đó số thanh tra viên của Hệ thống ngân hàng Mỹ năm 1995 là 8.000 người.

Thứ tư, nguồn lực để triển khai chính sách BHTG ở Mỹ được đầu tư rất lớn: có cơ sở pháp lý cao (Luật BHTG) ngay từ đầu và được điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai; có nguồn tài chính lớn và có cơ chế huy động tài chính thích ứng với đặc thù và vai trò quan trọng của chính sách BHTG

trong giải quyết rủi ro của lĩnh vực tài chính- ngân hàng; có nguồn nhân lực lớn đáp ứng yêu cầu triển khai của chính sách (nhân lực của FDIC vào thời điểm tháng 3/2005 là 4.993 người)

Một phần của tài liệu Cac giai phap phat trien bao hiem tien gui o khu vuc dong bang song cuu long.doc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w