Mô hình giảm thiểu rủi ro tiền gử

Một phần của tài liệu Cac giai phap phat trien bao hiem tien gui o khu vuc dong bang song cuu long.doc (Trang 73 - 75)

BHTG Việt Nam đang thực hiện theo mô hình chi trả tiền gửi với quyền hạn mở rộng, sau 8 năm hoạt động mô hình này bộc lộ những hạn chế như sau:

- Không kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, làm mâu thuẫn với tiêu chí của BHTG là bảo vệ người gửi tiền và góp phần ổn định trong hoạt động ngân hàng.

- Tổ chức BHTG chỉ thực hiện chức năng của người “tẩn liệm” một khi tổ chức tham gia BHTG bị mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản.

- Áp dụng mức phí đồng hạn không tạo ra sự cạnh tranh giữa các TCTD, thiếu công bằng đối với những đơn vị hoạt động lành mạnh từ đó làm giảm lòng tin của khách hàng đối với tổ chức BHTG (xem sơ đồ 3.1)

Trong xu thế hội nhập sự cần thiết phải tuân thủ những thông lệ quốc tế về lĩnh vực tài chính – ngân hàng vì vậy phải cần thiết áp dụng mô hình BHTG giảm thiểu rủi ro bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Nếu như mô hình chi trả hoặc chi trả với quyền hạn mở rộng, vai trò của tổ chức BHTG hoàn toàn thụ động, thì mô hình tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro mang tính chủ động và phòng ngừa được thể hiện rất rõ, đồng thời mô hình này cũng phản ánh một cách đầy đủ nhất bản chất của bảo hiểm là luôn gắn liền với rủi

ro. Vì thế một tổ chức BHTG được coi là hiệu quả phải có các quyền hạn và chức năng tương ứng cho phép tổ chức này hạn chế đến mức tối đa rủi ro của quốc gia, của từng ngành dịch vụ tài chính và người gửi tiền, tức là phải giảm đến mức thấp nhất những tổn thất xã hội trong quản trị rủi ro. Cụ thể, tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro có thể can thiệp vào mọi thời điểm, mọi giai đoạn trong “vòng đời” của tổ chức tham gia BHTG kể từ lúc được hình thành, cấp phép và đi vào hoạt động đến từng giai đoạn phát triển của tổ chức này đều có vai trò đo lường, kiểm soát và ngăn chặn rủi ro của tổ chức BHTG. Thậm chí, nếu tổ chức tham gia BHTG suy yếu đến mức buộc phải giải thể hoặc phá sản thì vai trò của BHTG lúc này không chỉ là thay mặt Chính phủ đứng ra chi trả mà còn bằng các biện pháp xử lý khác giúp tổ chức tín dụng rút khỏi thị trường một cách có trật tự, tránh lây lan, ảnh hưởng xấu tới sự an toàn của thị trường tài chính và nền kinh tế. Có thể thấy, mô hình giảm thiểu rủi ro cho phép tổ chức BHTG quản lý rủi ro một cách toàn diện nhất, đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của tổ chức tham gia BHTG. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) với tiêu đề “Tổ chức BHTG xử lý ngân hàng đổ vỡ” năm 2006 nghiên cứu kinh nghiệm và số liệu của 1.700 ngân hàng tại 57 quốc gia cho thấy, ở những nước mà tổ chức BHTG có quyền can thiệp và chấm dứt BHTG thì các ngân hàng hoạt động ổn định hơn và nguy cơ mất khả năng thanh toán thấp hơn.

Mô hình tổ chức BHTG giảm thiểu rủi ro hoạt động trên nguyên tắc tối ưu: chi phí thấp nhất, chia sẻ thiệt hại công bằng, thực hiện các mục tiêu chính sách công của BHTG (bao gồm: bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền; giám sát rủi ro, đảm bảo sự phát triển an toàn và lành mạnh của các tổ chức tín dụng; chủ động tham gia tái cấu trúc hệ thống ngân hàng). Thực tế đã chứng minh, mô hình BHTG giảm thiểu rủi ro là mô hình thực sự mang lại lợi ích cho người gửi tiền cũng như doanh nghiệp và nền kinh tế. (xem sơ đồ 3.2)

Mô hình giảm thiểu rủi ro với các thẩm quyền cơ bản theo thông lệ quốc tế bao gồm:

- Quyền chấp thuận hoặc chấm dứt BHTG theo nguyên tắc nhất định; - Độc lập về tài chính: Quyết định cơ chế tính phí hoặc xây dựng và đệ trình lên cơ quan giám sát hợp nhất quyết định; quyền tiếp cận nguồn tài chính bổ sung từ các cơ quan Chính phủ và trên thị trường tài chính.

- Quản lý quỹ: Tổ chức BHTG đầu tư quỹ tích lũy được vào thị trường tài chính thông qua các loại chứng khoán Chính phủ có thu nhập cố định.

- Quyền truy cập thông tin: Được thu thập thông tin định kỳ và đột xuất từ tổ chức tham gia BHTG hoặc từ các cơ quan giám sát khác kiểm tra lại tính chính xác của thông tin;

- Chức năng giám sát rủi ro nhằm đảm bảo an toàn hệ thống tài chính: Xác định tổ chức BHTG là bộ phận cấu thành của hệ thống giám sát hợp nhất quốc gia, trách nhiệm và phạm vi giám sát được luật định rõ ràng giữa các cơ quan giám sát;

- Xây dựng và thực hiện hệ thống cảnh báo sớm; thực hiện can thiệp sớm theo nguyên tắc chi phí tối thiểu

- Quyền quyết định phương pháp xử lý: Được giao thẩm quyền linh hoạt trong việc lựa chọn giải pháp và triển khai hỗ trợ tài chính hoặc tiếp nhận xử lý; (xem Phụ lục 3.2)

Một phần của tài liệu Cac giai phap phat trien bao hiem tien gui o khu vuc dong bang song cuu long.doc (Trang 73 - 75)