Khái quát về TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tự do ở Việt Nam.doc (Trang 36 - 48)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TỰ DO Ở VIỆT NAM

2.1. Khái quát về TTCK Việt Nam

TTCK trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.

TTCK VN đang trong quá trình phát triển. Tuy TTCK đã có sự phát triển nóng, có những bước tiến nhảy vọt trong thời gian vừa qua, nhưng trước mắt vẫn là những thách thức không nhỏ, cần được sự chỉ đạo đúng đắn của các cơ quan quản lý cấp trên mà trực tiếp là UNCKNN kèm theo là sự nỗ lực, nhất trí của các đối tượng tham gia thị trường.

2.1.1.Quá trình hình thành của TTCKVN

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ.

Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là Phó Thống đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.

Ngày 28/11/1996 Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Việc thành lập cơ quan quản lý TTCK trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm. Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, UBCKNN có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ

chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Đây là bước đi tiền đề cho sự hình thành của TTCKVN.

Tuy nhiên do khủng hoảng tài chính khu vực tác động đến nền kinh tế, đến năm 2000, TTCK Việt Nam mới chính thức ra đời. Ngày 28/7/2000, TTCKVN ra đời đánh dấu bằng sự kiện khai trương và đi vào hoạt động của TTGDCK tp HCM. TTGDCK tp HCM được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên. TTGDCK tp HCM ra đời có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta.

Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng phát triển của TTCK, để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh kế, và để phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển TTCK Việt Nam, ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam. TTGDCK Hà Nội được xây dựng theo mô hình thị trường phi tập trung theo định hướng của chiến lược phát triển TTCK- VN đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mô hình thị trường này sẽ bổ sung cho mô hình thị trường tập trung của TTGDCK tp Hồ Chí Minh hiện nay, tạo ra nơi giao dịch cho các công ty không đủ điều kiện niêm yết tại TTGDCK tp Hồ Chí Minh (do các công ty này có quy mô vốn và cơ sở người đầu tư nhỏ cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu về công bố thông tin thấp hơn), tạo ra sự đa dạng về cơ hội đầu tư, từ đó thu hút thêm sự quan tâm và tham gia của các tổ chức phát hành tiềm năng cũng như công chúng đầu tư.. Chính vì vậy, mô hình thị trường phi tập trung được áp dụng nhằm tạo ra một cơ chế giao dịch linh hoạt, bảo đảm tính thanh khoản cho

các chứng khoán đăng ký tham gia thị trường. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm quốc tế, mô hình giao dịch này cũng phù hợp hơn với đặc điểm hoạt động giao dịch trái phiếu. Vì vậy, khi được phát triển đầy đủ, hoạt động TTGDCK Hà Nội sẽ là một động lực thúc đẩy thị trường trái phiếu trong tương lai

Mặc dù trong thời gian đầu hình thành TTCKVN, quy mô thị trường còn bé, song bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của công chúng đầu tư trong nước cũng như ngoài nước.

2.1.2. Quá trình phát triển của TTCK VN từ khi thành lập đến nay.

TTCKVN trải qua 7 năm đã có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là trong năm 2006. Có thể nói năm 2006 là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của TTCK VN trên nhiều phương diện cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng

- Hàng hoá và quy mô giao dịch thị tr ường

Sự ra đời của TTCKVN vào ngày 20/07/2000 là một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Khi mới đi vào hoạt động, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 02 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một vài lọai trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.. Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái “yên tĩnh” (loại trừ cơn sốt vào năm 2001) thì trong năm năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến130 điểm. Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước. Mặc dù vậy số lượng chứng khoán niêm yết vẫn tăng dần qua các năm. Năm 2005, TTGDCK Tp HCM tăng thêm 07 công ty niêm yết. Và đến năm 2006, TTCK

Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt. Đặc biệt là trong năm 2006, số lượng công ty niêm yết trên toàn thị trường tăng nhanh chóng, đã có thêm 74 công ty tham gia thị trường. Tính đến ngày 31/12/2006, toàn bộ thị trường đã có 106 công ty, 2 quỹ đầu tư và 367 loại trái phiếu được niêm yết với tổng giá trị niêm yết là 72.396.521 triệu đồng. Đặc biệt là trong 3 tháng cuối năm, các công ty niêm yết đua nhau xin niêm yết trên TTCK để hưởng mức ưu đãi thuế trong 2 năm tiếp theo. Có hơn 100 doanh nghiệp niêm yết trong tháng 12/2006. Như vậy là chỉ trong vòng 1 năm số lượng các công ty niêm yết trên thị trường đã tănng gấp hơn 3 lần. Dự báo TTCK còn tiếp tục được mở rộng do có thêm 20 doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ niêm yết vào năm 2007

Thị trường đã tổ chức thành công 1451 phiên giao dịch tính đến hết năm 2006. Các hoạt động giao dịch được diễn ra liên tục, thông suốt. Chỉ số VN Index đã tăng 145% trong năm 2006, nay lại tiếp tục tăng thêm 56% đến ngày 12/3 vừa qua. Chỉ số giá chứng khoán tăng đến 144% vào năm 2006 và tăng thêm 50% trong hai tháng đầu năm 2007. Dự kiến thời gian tới, số cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK được tăng lên rất nhiều do Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa, đưa cổ phiếu của 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh và 53 tập đòan và tổng công ty lớn tham gia niêm yết trên thị trường. So với TTCK các nước trên thế giới, TTCK Việt Nam đã vượt lên ở vị trí tốp dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Sự thu hút của TTCK ngày càng tăng một cách đột biến bởi vì trước đó bảy năm thị trường này chưa từng tồn tại ở Việt Nam.

Bên cạnh sự phát triển đáng kể của TTGDCK TP HCM còn phải kể đến TTGDCK HN. Ngay sau thời điểm khai trương, TTGDCK HN triển khai hoạt động đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá. Có 3 doanh nghiệp được tổ chức đấu giá ngay trong tháng 3 là Nhà máy Thiết bị Bưu điện ,

Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Ðiện lực Khánh Hoà. Ngày 14/7/005 TTGDCK HN khai trương Sàn Giao dịch chứng khoán thứ cấp. Sau khi khai trương sàn giao dịch chứng khoán thứ cấp, mới 6 doanh nghiệp được đưa vào giao dịch đợt đầu, bao gồm:

1.Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng 2. Công ty cổ phần Giấy Hải Âu

3. Công ty cổ phần Hacinco

4. Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa

5. Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh 6. Công ty cổ phần Thăng Long

Năm 2006, trên sàn thứ cấp TTGDCK HN đã tổ chức thành công 212 phiên giao dịch. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12/2006, chỉ số HasTC- Index đạt 242,89 điểm, tăng 146,65 điểm so với phiên giao dịch ngày 1/1/2006. Năm 2006 là một năm ghi nhận sự lớn mạnh vượt bậc của Trung tâm, từ quy mô giao dịch nhỏ với 9 công ty đăng kí giao dịch, giá trị đăng kí giao dịch chỉ đạt 1500,6 tỷ đồng năm 2005, đã tăng lên 87 doanh nghiệp (tăng gấp 10 lần), với tổng giá trị đăng kí giao dịch là 11201 tỷ đồng. Tính đến phiên giao dịch ngày 31/12/06, tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường tại TTGDCK HN đạt 98.561.526 cổ phiếu, tương đương giá trị 4.039,71 tỷ đồng, tổng khối lượng giao dịch trái phiếu đạt 73.093.370 trái phiếu, tương ứng giá trị 7.463,64 tỷ đồng

Như vậy đến 31/12/06 đã có 193 công ty niêm yết/đăng kí giao dịch tại các TTGDCK, tổng giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt 221.156 tỷ đòng, chiếm 22.7%GDP 2006 (tăng 20 lần so với cuối năm 2005). Có gần 400 loại trái

phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu ngân hàng niêm yết với tổng giá trị trên 70.000 tỷ đồng, bằng 7.7%GDP 2006.

Năm Khối lượng giao dịch Giá trị giao dịch (triệu đồng) Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ

quỹ

Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quỹ 200 0 3641000 21790 90215 2143 200 1 19028200 693730 964020 70702 200 2 35715939 1292710 959330 121561 200 3 28074150 25801840 502022 2496299 200 4 72894288 17169232 3498720 1970969 17883282 32899 200 5 94846187 232110.82 5 26113.610 2784291 23837589 25079 200 6 538536869 477500447 10474438 0 35472342 48654249 2702683

Bảng 2.1: Quy mô giao dịch thị trường qua các năm.

- Các trung gian tài chính

TTCKVN phát triển kéo theo sự phát triển của các trung gian tài chính. Tính đến tháng 8/2006 mới có 14 CTCK đang hoạt động. Đến 31/12/06 đã có 55 CTCK đang hoạt động hoặc đã được cấp phép hoạt động với tổng vốn điều lệ gần 4025 tỷ đồng, cung cấp các dịch vụ môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư. Vốn điều lệ bình quân đạt trên 77 tỷ đồng/ công ty, tăng 26% so với năm 2005.

Thêm vào đó, sự kiện nổi bật trong năm 2006 đối với ngành chứng khoán là việc TTLKCK đi vào hoạt động từ 5/2006 trên cơ sở tiếp nhận nhiệm vụ đăng kí, lưu kí và bù trừ thanh toán chứng khoán từ các TTGDCK. Sự ra đời TTLKCK góp phần hoàn thiện thể chế thị trường nhằm đảm bảo thanh toán kịp thời, chính xác các giao dịch chứng khoán.

-Đối tượng khách hàng

Ban đầu khi TTCK mới thành lập, chưa có hàng hoá nhiều, khái niệm “đầu tư chứng khoán” vẫn còn khá mới mẻ, người dân chỉ được nghe qua đài báo, truyền hình nước ngoài. Thêm vào đó cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 của các nước Đông Nam Á khiến cho mọi người e dè với TTCK, người dân còn ngập ngừng trong việc đầu tư chứng khoán, coi việc đầu tư chứng khoán như một trò chơi đỏ đen, rất rủi ro. Họ tìm đến đầu tư các lĩnh vực khác quen thuộc hơn. Do đó, có thể nói khi TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động, số lượng nhà đầu tư là rất ít ỏi. Chủ yếu là tầng lớp khá giả, đã có của ăn của để.

Bước sang năm 2006, TTCK VN bùng nổ, mọi người biết đến chứng khoán nhiều hơn, tin chứng khoán được truyền thông trên mọi phương tiện thông

tin đại chúng, lúc này mọi người đổ xô nhau đi chơi chứng khoán, “nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán”, khiến cho việc đầu tư chứng khoán trở thành một hiện tượng của năm. Số lượng các nhà đầu tư tăng lên từng ngày. Tại các sàn tập trung, lúc nào cũng chật cứng các nhà đầu tư tới theo dõi bảng điện tử. Số tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đến cuối tháng 12/2006 là gần 100.000 (tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với khi mới mở thị trường), trong đó các nhà đầu tư là tổ chức là 502.

Sự nổi dậy của TTCK ở Việt Nam có hai mặt. Mặt cơ bản và quan trọng nhất là dân chúng đã biết thêm một cửa ngõ dùng tiền dư, thay vì chỉ bỏ tiền vào ngân hàng hay mua trái phiếu (bonds) để nhận một lãi suất nhiều khi thấp hơn cả lạm phát; họ có thể tham gia gián tiếp vào đầu tư, làm chủ doanh nghiệp bằng cách bỏ vốn mua cổ phiếu, lời ăn lỗ chịu mà không phải tự đứng lập doanh nghiệp.

Bảng dưới đây cho thấy ở Việt Nam tổng số tiền để dành (ngắn, trung và dài hạn) trong ngân hàng hiện lên tới trên 15 tỷ đô la Mỹ năm 2006 và tăng rất nhanh (coi biểu đồ 1). Điều này cho thấy TTCK có cơ hội phát triển vì nguồn vốn sẵn có trong nền kinh tế tăng mạnh.

Biểu đồ 2.2: Tài khoản để dành của Việt Nam

Nguồn: Số liệu tài khoản để dành từ Asian Development Bank, Key Indicators 2006. GDP từ Liên Hợp Quốc. Thời giá chứng khoán từ US Bureau of Census, Statistical Abstract of the US.

Cùng với sự tăng lên đáng kể của nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Trong những tháng cuối năm 2006 - đầu 2007, giá trị cổ phiếu Việt Nam tăng 19%. Đó là mức tăng ngoạn mục mà các nhà đầu tư nước ngoài không thể không quan tâm. Cổ phiếu ở Việt Nam nhìn chung không quá đắt, mà quản trị của các doanh nghiệp hàng hiệu trên TTCK lại tốt hơn các công ty trong khu vực như ở Trung Quốc. Đó là chưa kể tỉ lệ cổ phiếu của một công ty niêm yết mà nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ ở Việt Nam tối đa tới 49%, trong khi của Trung Quốc chỉ 30%. Đây chính là một lợi thế của TTCK Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn rất hấp dẫn trong con mắt nhà đầu tư nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tự do ở Việt Nam.doc (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w