Về phía lãnh đạo trong DNNN và các cơ quan chủ quản của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.doc.DOC (Trang 32 - 33)

Lãnh đạo trong DNNN và các cơ quan chủ quản của doanh nghiệp có tâm lý chờ đợi, níu kéo vì quyền lợi riêng, nhất là khi vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử giữa DNNN và DN CPH. Một số giám đốc DNNN vẫn coi giám đốc là một chức vụ, cùng với nó là quyền lực và bổng lộc. Những giám đốc năng lực kém biết rõ rằng nếu DNNN đợc CPH thì họ sẽ không đợc bầu vào vị trí giám đốc. Vì vậy bề ngoài các giám đốc có vẻ nhất trí với việc CPH nhng trên thực tế lại tìm cách trì hoãn bằng nhiều hình thức hoặc “mạo danh” CPH để biến DNNN thành sở hữu của riêng mình. Ví dụ nh việc CPH ở một công ty xây dựng kinh doanh nhà ngoại ô (thành viên của Tổng công ty Đầu t và phát triển

nhà Hà Nội). Công ty này hoạt động yếu kém trong nhiều năm, do đó có nhiều khả năng sẽ bị sáp nhập. Giám đốc công ty không muốn bị mất chức quyền nên đã nộp đơn lên Ban đổi mới doanh nghiệp cấp trên xin đợc CPH trong khi cha có sự chấp thuận của Tổng công ty. Chỉ 3 tháng sau, việc CPH đã đợc hoàn tất, công ty trở thành công ty đầu t và thơng mại với 100% vốn t nhân. Với các lãnh đạo trong các cơ quan chủ quản của DNNN, họ biết rằng các DNNN sau khi đ- ợc CPH sẽ không còn là đối tợng chịu sự quản lý của họ nữa, có nghĩa là quyền lực của họ sẽ bị thu hẹp lại rất nhanh. Do đó, họ đã tìm mọi cách để trốn tránh nh : (1) Lập đề án đề nghị giữ lại một số DNNN thuộc diện CPH, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, là thành viên của Tổng công ty, có lợi nhuận cao với lý do : các doanh nghiệp này rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất suất kinh doanh (các doanh nghiệp thơng mại, xuất nhập khẩu, cung ứng vật t, vận tải), hoặc các doanh nghiệp này hiện cha đạt tiêu chuẩn (về vốn và hiệu quả) để đợc Nhà nớc tiếp tục nắm giữ 100% vốn, nhng đang đợc đầu t để nâng cao hiệu quả và có kế hoạch tăng vốn, để đến năm 2005 thuộc diện doanh nghiệp Nhà nớc tiếp tục nắm giữ 100% vốn. Trong đề án CPH, các cơ quan chủ quản muốn giữ lại nhiều DNNN, cha theo tinh thần của Quyết định 58/2002/QĐ-TTg nên đề án đã bị trả lại nhiều lần; (2) Trì hoãn thời điểm CPH. Nhiều đề án dự kiến lộ trình CPH kéo dài và tập trung vào năm 2005 hoặc chậm hơn, không còn thuộc ch- ơng trình trình cải cách DNNN giai đoạn 2001-2005; (3) Sáp nhập hoặc hợp nhất doanh nghiệp; (4) Chuyển thành đơn vị hành chính sự nghiệp hay đơn vị trực thuộc đơn vị khác.Ví dụ, Bộ giáo dục và đào tạo đã đề nghị chuyển Xí nghiệp liên hợp xây dựng về trờng đại học Bách khoa Hà Nội trong khi xí nghiệp thuộc diện CPH và hoạt đông của xí nghiệp không gắn kết với mục tiêu hoạt động của trờng. Ngoài việc tìm cách trốn tránh CPH nh trên, để đối phó với sự chỉ đạo gay gắt của Chính Phủ về CPH, nhiều ngành và địa phơng đã tiến hành CPH DNNN thuộc quyền mình quản lý nhng lại giữ cổ phần khống chế, do đó doanh nghiệp sau CPH vẫn có các cơ quan chủ quản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.doc.DOC (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w