Giải pháp trên thị trường thứ cấp

Một phần của tài liệu Thực trạng trái phiếu chuyển đổi Việt Nam.doc (Trang 48 - 49)

Xây dựng hệ thống giao dịch chuyên biệt cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Cần sửa đổi bổ sung các quy định pháp lý cho thị trường giao dịch trái phiếu. Bộ Tài chính cần đưa ra khung lãi suất cho từng thời kỳ, đặc biệt là lãi suất của TPCP cần phản ánh sát hơn với lãi suất thị trường và nên được điều chỉnh một cách linh hoạt.

Về phương thức phát hành, nên tập trung phát hành trái phiếu chuyên biệt theo lô lớn để giảm số loại trái phiếu chuyên biệt lưu hành trên thị trường.

Đẩy mạnh phát hành trái phiếu qua phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành.

Nên có sự phân chia khối lượng phát hành cho mỗi phương thức theo kỳ hạn trái phiếu, tránh tình trạng các đợt phát hành diễn ra quá gần nhau trong cùng thời kỳ, gây ra sự chồng chéo và làm giảm hiệu quả của đợt phát hành.

Phát triển thị trường phi tập trung (OTC).

tính công khai, minh bạch và công bằng giữa các chủ thể tham gia thị trường.

Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư cá nhân tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Tiếp tục hoàn thiện và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch từ xa diễn ra một cách nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian cho các nhà đầu tư.

Khuyến khích DN nhỏ và vừa tham gia thị trường OTC để chuẩn bị những điều kiện cần thiết trước khi lên sàn giao dịch chính thức.

Phát triển các định chế tài chính trung gian, các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các nhà tạo lập thị trường.

NHNN, Bộ Tài chính, UBCKNN cần tạo những điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lý, chính sách ưu đãi để khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán liên doanh và quỹ đầu tư 100% vốn nước ngoài theo lộ trình Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và những cam kết của Việt Nam khi đàm phán gia nhập WTO.

Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của thị trường, đặc biệt là các đợt phát hành trái phiếu, cần thiết phải xây dựng một hệ thống bao gồm các nhà phân phối chính và những khách hàng lớn tham gia đấu thầu phát hành.

Các định chế tài chính này phải không ngừng được hoàn thiện theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hóa, tạo động lực thúc đẩy thị trường TPDN phát triển một cách toàn diện và hiệu quả, thu hút được ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư vào thị trường.

Hạn chế rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Tăng cường các thỏa thuận mua lại (REPO) đối với TPDN trung và dài hạn. Điều này làm tăng đáng kể khả năng thanh khoản cho TPDN, như thế các NĐT sẽ quan tâm và mua trái phiếu nhiều hơn, từ đó TPDN cũng được phát hành dễ dàng và thành công hơn.

Phát triển các loại hình chứng khoán phái sinh từ TPDN như: quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, các sản phẩm từ chứng khoán hóa tài sản và các khoản nợ… nhằm tạo sự sôi động hơn cho thị trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các NĐT trên cả hai phương diện: tìm kiếm lợi nhuận và kiểm soát rủi ro khi đầu tư vào TPDN.

Một phần của tài liệu Thực trạng trái phiếu chuyển đổi Việt Nam.doc (Trang 48 - 49)