Giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu Thực trạng trái phiếu chuyển đổi Việt Nam.doc (Trang 50)

Để có thể thực hiện được các mục tiêu dài hạn trên thì chúng ta cần phải từng bước thực hiện các biện pháp ngắn hạn sau:

Cần cụ thể hoá các tiêu chuẩn phê duyệt trái phiếu

Bộ Tài chính nên ban hành mẫu Bản cáo bạch chung cho các công ty muốn phát hành trái phiếu và công bố thông tin về kế hoạch ngân sách trung hạn của chính quyền địa phương.

Thành lập sàn giao dịch trái phiếu

Cần tách sàn giao dịch trái phiếu ra, không nên để cổ phiếu và trái phiếu cùng giao dịch trên một sàn chung, bởi lẽ trái phiếu và cổ phiếu là những chứng khoán có đặc điểm khác nhau rất lớn. Và để trở thành một thị trường trái phiếu hiệu quả, Việt Nam có thể kết nối thị trường của mình với các nước trong khu vực để tạo ra một thị trường đủ lớn, nhằm thu hút các NĐT nước ngoài.

Trong mô hình TTCK Việt Nam hiện nay, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường sơ cấp và thứ cấp đối với trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chính phủ. Bộ Tài chính và ủy ban chứng khoán nhà nước đã có định hướng xây dựng thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, bên cạnh thị trường cổ phiếu niêm yết và thị trường giao dịch OTC.

Chính sách đa dạng hóa các chủ thể phát hành trái phiếu

Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, TPDN trên thị trường vốn; phát triển các loại TPCĐ của DN, trái phiếu công trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia.

Thu hút và phát triển các “nhà kiến tạo thị trường”

Các nhà kiến tạo thị trường thường là các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán với các hoạt động cơ bản như: đầu tư, môi giới, đại lý, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Họ là những nhà phân phối trái phiếu thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao nên có thể đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường theo những phương thức khác nhau. Bên cạnh giao dịch ở Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, trái phiếu có thể giao dịch theo hình thức thỏa thuận trên thị trường OTC (thị trường giao dịch chứng khoán không tập trung). Thay vào đó sẽ thông qua các công ty chứng khoán để phát hành trái phiếu, và đây là thông lệ mà các nước

thường sử dụng vì sẽ giảm bớt thủ tục và thời gian cho việc phát hành.

Tạo tính thanh khoản cho trái phiếu

Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt. Cơ cấu lại việc phát hành trái phiếu có thể được xem là biện pháp thứ ba trong chính sách cơ cấu lại thị trường trái phiếu. Theo đó, sẽ phát hành theo lô trái phiếu rồi cùng niêm yết thay vì theo đợt. Làm như vậy sẽ khắc phục tình trạnh quá nhiều trái phiếu giao dịch trên sàn thay vào đó tập trung một số lô để trong cùng một lô sẽ có nhiều NĐT sở hữu và giao dịch thuận lợi hơn.

Cần đa dạng hoá phát hành trái phiếu

Trái phiếu có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, trái phiếu có kỳ hạn thay đổi, trái phiếu với các loại tiền tệ khác nhau như USD, EUR, …

Các DN cần nâng cao đổi mới tư duy quản lý DN và sử dụng vốn hiệu quả

Cần tạo được niềm tin cho nhà đầu tư; bảo đảm an toàn tài chính, yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế, đầu tư đổi mới công nghệ, các số liệu phải được hạch toán kịp thời, chính xác với thực trạng.

Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế

Với thành công của đợt phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế đầu tiên vào tháng 10/2005, thì việc đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế là cần thiết nhằm đầu tư một số dự án trọng điểm phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Cần khuyến khích những DN lớn trong nước phát hành trái phiếu ra thị trường vốn để phát triển DN.

Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước

Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường trái phiếu của khu vực và quốc tế.

4.2. Đối với trái phiếu chuyển đổi thì cần bổ sung thêm những biện pháp 4.5. Giải pháp cho nhà đầu tư

Thông tin về DN phát hành trái phiếu trên thị trường đối với NĐT còn rất ít. Nhiều DN phát hành còn không công bố những thông tin bất lợi của mình cho NĐT biết trước khi phát hành. Điều này, làm cho NĐT không an tâm trong việc đầu tư trái phiếu công ty. Do vậy, việc thành lập công ty định mức tín nhiệm cho thị trường trái phiếu là đòi hỏi tất yếu và cấp bách nhằm bảo vệ quyền lợi và tạo ra được lòng tin cho các NĐT. Để thực hiện được điều này, cần có những chính sách khuyến khích hình thành tổ chức định mức tín nhiệm trong và ngoài nước. Cần đưa ra khung pháp lý quy định việc định mức tín nhiệm đối với phát hành trái phiếu ra cho công chúng để thể hiện được sự minh bạch của thị trường cũng như kích thích lượng cầu đối với các công ty định mức tín nhiệm.

Ngoài ra phải phổ cập kiến thức cho công chúng về loại công cụ này, giúp họ tránh được rủi ro mua phải “rượu pha thêm nước”.Việc pha loãng cổ phiếu trong thời gian lưu hành TPCĐ sẽ mang lại thiệt hại cho các trái chủ, đặc biệt những người mua lại TPCĐ sau khi phát hành mà không thể tính được giá trị nội tại của quyền mua. Do đó nước ta nên có luật chống pha loãng cổ phiếu áp dụng cho các chủ thể phát hành TPCĐ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các trái chủ.

4.6. Giải pháp cho doanh nghiệp

Để phát hành TPCĐ thành công, điều quan trọng là DN phải xây dưng được một phương án phát hành phù hợp:

Xác định đối tượng

Tùy vào mục đích phát hành, giá phát hành, thanh khoản của TPCĐ mà DN đề ra giái pháp phát hành cho đối tượng phù hợp. Nếu phát hành vì mục đích tìm kiếm đối tác lâu dài, DN có thể chọn NĐT là đối tác chiến lược cùng ngành hoặc có thể hô trợ DN trong quá trình hoạt động. Còn nếu phát hành để huy đống vốn, DN có thể nhắm đến các định chế tài chính, cổ đông hiện hữu.

Thời điểm phát hành

Theo Công ty chứng khoán Bản Việt, DN thường phát hành TPCĐ khi đang trong giai đoạn đầu tư, lợi nhuận mang lại chưa đủ để tạo sức hấp dẫn cho việc phát hành cổ phiếu và đồng

thời, cũng muốn giảm chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, khi TTCK trầm lắng, cổ phiếu trở nên không hấp dẫn bằng một công cụ được phòng vệ như TPCĐ thì DN có thể phát hành TPCĐ để huy động vốn.

Như vậy, thời điểm phát hành dễ thành công là khi DN đang thực hiện những dự án đầu tư và kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận tốt trong 1-2 năm tới và khi TTCK đang ở thời kỳ cuối của xu hướng giảm điểm.

Tuy nhiên , theo bà Hoàng Việt Phương, giám đốc Phân tích cổ phiếu, Công ty Chứng khoán Sài Gòn. DN cũng nên quan tâm đến các yếu tố khác như lãi suất, kỳ vọng về giá cổ phiếu. Có thể thấy, năm 2009, khi lãi suất tiết kiệm thấp, chi phí cơ hội không cao, NĐT sẵn sàng nắm giữ TPCĐ của HAG và HPG, cho dù hai DN này không hề trả lãi suất cho trái chủ. Theo bà, năm 2010, NĐT vẫn sẽ quan tâm đến TPCĐ, nhưng các điều kiện sẽ khắt khe hơn vì lại suất tiết kiệm đã tăng trở lại và các đợt phát hành cổ phiếu cũng tăng lên.

Thời hạn chuyển đổi

Chọn thời hạn chuyển đổi như thế nào là tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn của DN và khả năng tạo ra dòng tiền của dự án. Tại Việt Nam, DN thường chọn thời han chuyển đổi 1-2 năm. Lý do là TTCK Việt Nam thường có nhiều biến động, nên NĐT ưa chuộng thời hạn chuyển đổi ngắn. Hơn nữa, với thời hạn này, bức tranh doanh thu và lợi nhuận của DN cũng tương đối rõ.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phúc Hảo, trưởng phòng Tài chính DN, Công ty Bản Việt, DN có thể gặp rủi ro khi triển khai thời hạn ngắn. Khi phát hành TPCĐ, trong trường hợp giá cổ phiếu không được như kỳ vọng, các trái chủ sẽ cùng lúc thu hồi vốn mà không chuyển đổi thành cổ phiếu. Khi đó, DN buộc phải chi ra một lượng tiền lớn để hoàn trả cho trái chủ. Nếu không có đủ tiền, DN có thể bị mất khả năng thanh toán.

Hơn nữa, thời hạn 1-2 năm chưa kịp để DN ổn định được nguồn thu và có thể sử dụng vốn hiệu quả trong khi vẫn phải trả lãi suất định kỳ cho trái chủ. Điều này sẽ tạo gánh nặng cho DN. Mặt khác, DN còn bị áp lưc về chỉ tiêu EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu) khi thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.

Vì thế, ông Hảo cho rằng, khi phát hành TPCĐ kỳ hạn ngắn, DN nên có ngân hàng bảo lãnh hoặc dự trữ nguồn tiền đủ lớn để hoàn trả cho trái chủ khi dến hạn chuyển đổi.

Mệnh giá phát hành TPCĐ được quy định là bội số của 100.000 đồng. DN có thể phát hành theo đúng mệnh giá (100.000 đồng/ TPCĐ, 1 triệu đồng/ TPCĐ, 1 tỉ đồng/ TPCĐ) hoặc cao hơn. Việc lựa chọn này cần xét đến các yếu tố như lãi suất, đối tượng và mục đích phát hành. Chẳng hạn, nếu xác định sẽ trả lãi suất cao hơn mặt bằng lãi suất thị trượng, DN có thể phát hành TPCĐ có giá cao hơn mệnh giá.

Tỉ lệ chuyển đổi

Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của kỳ hạn và cách thức chuyển đổi (chuyển đổi một lần, nhiều lần bắt buộc hoặc không bắt buộc chuyển đổi), trái tực, giá trị sổ sách của cổ phiếu, giá cổ phiếu hiện hành trên thị trường, biến động giá cổ phiếu, biến động EPS, P/E (giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu), mà mỗi DN sẽ có tính toán riêng về tỉ lệ chuyển đổi (xác định giá chuyển đổi). Dù tính toán thế nào, theo SSI, giá chuyển đổi nên dựa trên sư cần bằng các yếu tố trên nhằm đảm bảo lợi ích của DN và NĐT.

Lãi suất

Việc tính toán lãi suất trả cho trái chủ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là kỳ vọng tăng trưởng cổ phiếu. Khi nắm giữ TPCĐ của những DN có trên vọng như Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai HAG, NĐT thường kỳ vọng vào một khoản lãi lớn sau chuyển đổi. Vì thế, đối với trường hợp này, DN chỉ cần đưa ra một mức giá chuyển đổi hấp dẫn (dù trả lãi suất thấp hay thậm chí không trả lãi suất) thì TPCĐ vẫn có sức thu hút.

Một yếu tố khác cần quan tâm theo ông Hảo, Công ty Bản Việt, là dòng tiền của DN. DN có đảm bảo được nguồi tiền để trả lãi suất? EPS hiện tại cũng như EPS tương lai sẽ bị ảnh hưởng ra sao sau chuyển đổi? Người mua là NĐT ngắn hạn hay dài hạn? Vì thời gian là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất.

Điều kiện chống pha loãng

Để tăng tính hấp dẫn và bảo đảm quyền lợi cho trái chủ, DN thường áp dụng những điều khoản chống pha loãng như đảm bảo không phát hành thêm cổ phiếu trong suốt thời gian lưu hành TPCĐ hay cam kết giá chuyển đổi của trái phiếu sẽ được điều chỉnh theo tỉ lệ pha loãng khi DN phát hành thêm cổ phiếu trong vòng đời của TPCĐ. Điều khoản này vừa bảo vệ NĐT, vừa khả thi với DN.

LỜI KẾT

Thị trường TPDN nói chung và TPCĐ nói riêng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia. Việc hình thành và phát triển thị trường TPCĐ ở nước ta là một yêu cầu bức xúc của nền kinh tế, cũng như xuất phát từ chính nhu cầu về vốn đầu tư phát triển của các DN.

Với đề tài “Thực trạng trái phiếu chuyển đổi Việt Nam”, chúng ta đã từng bước phân tích

ưu, nhược điểm của việc phát hành TPCĐ và thực trạng TPCĐ tại Việt Nam từ khi nó xuất hiện đến nay. Có thể thấy rằng đây là phương thức huy động vốn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Khi mà trong giai đoạn này DN khó có thể tiếp cận với nguồn vốn vay ( do lãi suất cao) và việc huy động vốn thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu trở nên rủi ro hơn, thì TPCĐ đã kết hợp được những ưu điểm của phương thức phát hành trái phiếu thường và phương thức phát hành thêm cổ phiếu. Lịch sử cho thấy, giai đoạn hậu khủng hoảng thường có rất nhiều cơ hội đầu tư, nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Với tình hình kinh tế - chính trị ổn định như hiện nay và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011 và những năm tới đây, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động mới của các doanh nghiệp là có khả năng thực hiện được. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong xu hướng đi lên trong trung và dài hạn, kỳ vọng sẽ có những đợt sóng mạnh diễn ra trong các năm sau.

Với TPCĐ, nhà đầu tư giá trị có thêm một lựa chọn cho việc đầu tư vào một cổ phiếu cơ bản tốt của các doanh nghiệp năng động, có uy tín, có phương án sử dụng vốn vay rõ ràng. Trong mọi trường hợp, đầu tư vào TPCĐ đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu bằng với lãi suất trái phiếu, do vậy cũng giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường đi ngang hoặc giảm thiểu rủi ro hệ thống không lường trước được.

Tại Việt Nam, TPCĐ vẫn còn là một loại công cụ khá mới mẻ. Vì vậy, cả Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán đều chưa có những quy định cụ thể về vấn đề này. Dẫn đến nhiều rủi ro cho nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp.Do đó, trước xu thế TPCĐ có thể trở nên phổ biến hơn, Ủy ban Chứng khoán cần có những hướng dẫn kịp thời với hoạt động phát hành của các doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

1. PGS. TS Bùi Kim yến - Thị trường tài chính chứng khoán – NXB Thống kê – 2008. 2. PGS.TS Lê Văn Tề - Thị trường chứng khoán tại Việt Nam – NXB Thống kê – 2006. 3. PGS.TS Lê Văn Tề - ThS. Huỳnh Hương Thảo – Thị trường tài chính – NXB Giao thông vận tải – 2009.

4. TS. Nguyễn Văn Ngọc – Lý thuyết chung về thị trường tài chính, ngân hàng, và chính sách tiền tệ - NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – 2009.

5. Luật doanh nghiệp năm 2005 – NXB Thống kế

6. Nghị định của chính phủ số 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 7. Luận văn “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam” – Đặng Tấn Tài.

8. http://www.saga.vn/Taichinh/Taichinhquocte/1588.saga 9. http://vietbao.vn/Kinh-te/6-khuyet-diem-cua-thi-truong-trai-phieu/20173182/90/ 10. http://www.tin247.com/trai_phieu_chuyen_doi_nhung_tac_dong_hai_mat-3- 21574118.html 11. http://vneconomy.vn/20091008091723534P0C6/von-trai-phieu-chinh-phu-tien-nhieu- tieu-khong-de.htm 12. http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=198503&ChannelID=403 13. http://chungkhoan24h.com/chung-khoan/tim-hieu-ve-trai-phieu-chuyen-doi-3.html 14. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%95_phi%E1%BA%BFu 15. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A1i_phi%E1%BA%BFu 16. http://www.chungkhoan247.vn/Desktop.aspx/Tin-DN/Tieu- diem/Thi_truong_trai_phieu_Phat_trien_cach_nao/

17. http://vneconomy.vn/63393P0C7/trai-phieu-chuyen-doi-chuyen-o-ta.htm 18. http://thitruongvietnam.com.vn/gpmaster.gp-media.thi-truong-viet- nam.gplist.11.gpopen.22269.gpside.1.thue-thu-nhap-doi-voi-trai-phieu-chuyen-doi-o-viet- nam.asmx 19. http://baodatviet.vn/Home/kinhte/Dau-tu-trai-phieu-chuyen-doi-tai-sao- khong/20109/112446.datviet 20. http://vietbao.vn/Kinh-te/Trai-phieu-chuyen-doi-NDT-phai-can-than/30187634/91/ 21. http://tintuc.timnhanh.com/kinh_te/chung_khoan/20080129/35A6F9C5/ 22. http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?

Một phần của tài liệu Thực trạng trái phiếu chuyển đổi Việt Nam.doc (Trang 50)