Chênh lệch lãi suất bình quân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La.DOC (Trang 50 - 52)

II. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La 1 Kết quả hoạt động kinh doanh và đầu tư của Ngân hàng đầu tư và phát triển Sơn la.

2.4.Chênh lệch lãi suất bình quân

2 Tiền gửi dân cư 158.766 5.86 176.334 44.0 71.8 45

2.4.Chênh lệch lãi suất bình quân

Chênh lệch lãi suất bình quân được tính như sau:

Chênh lệch lãi suất bình quân = Lãi suất bình quân đầu ra – Lãi suất bình quân đầu vào Trong đó:

- Lãi suất bình quân đầu ra là tỷ lệ giữa tổng lãi phải thu theo cam kết chia cho tổng số sử dụng vốn bình quân

- Lãi suất bình quân đầu vào là tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả theo cam kết chia cho tổng nguồn vốn bình quân

Lãi suất huy động, lãi suất cho vay, chênh lệch lãi suất bình quân của Chi nhánh qua các năm thể hiện ở bảng sau.

Bảng 8: Lãi suất huy động bình quân của Chi nhánh năm 2006 – 2008

Đơn vị: % tháng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Lãi suất huy động bình quân 0,48 0,52 0,96

Lãi suất cho vay bình quân 1.00 0.99 1.27

Chênh lệch lãi suất bình quân 0,52 0,47 0,31

Nguồn: Báo cáo lãi suất đầu vào – đầu ra của Chi nhánh năm 2006 - 2008)

Quản lý lãi suất là một bộ phận trong quản lý chi phí của ngân hàng và cạnh tranh bằng lãi suất là biện pháp cạnh tranh có tính chất truyền thống. Từ bảng trên ta thấy lãi suất huy động bình quân có sự biến động rõ rệt năm 2007 tăng 0,04 điểm so với năm 2006 đến năm 2008 con số này lại tăng lên đến 0,44%/tháng đã làm cho chênh lệch lãi suất bình quân biến động liên tục năm 2006 là 0,52%/tháng; năm 2007 là 0,47%/tháng; năm 2008 là 0,31%/tháng.

Những năm qua, lãi suất huy động liên tục biến đổi, do đó Chi nhánh cũng thường xuyên có những điều chỉnh về lãi suất sao cho phù hợp với thị trường và đảm bảo đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Bên cạnh những biến động liên tục của lãi suất huy động, lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam cũng có những biến đổi do sự thay đổi của cơ chế điều hành lãi suất cho vay. Lãi suất đầu vào gia tăng trong khi đó thì không tăng lãi suất đầu ra được vì điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp vay vốn, hoặc với lãi suất đầu ra quá cao ngân hàng sẽ không giải phóng được nguồn vốn. Trước tình hình đó, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động vốn bị thu hẹp đã ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La.DOC (Trang 50 - 52)