III. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La
1.1 Chính sách lãi suất huy động vốn, lãi suất FT P:
a . Lãi suất huy động vốn :
Lãi suất là công cụ mang tính nhạy cảm, tác động đến quy mô huy động vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Muốn huy động được nguồn vốn trong nước được nhiều, phải có 1 chính sách lãi suất hấp dẫn để các tổ chức kinh tế cũng như nhân quả tiền tiết kiệm và các khoản tiền nhàn rỗi vào ngân hàng.
Lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc: lãi suất, tỷ lệ lạm phát, lãi suất huy động vốn trung và dại hạn, lãi suất huy động vốn ngắn hạn, đồng thời chi nhánh cũng chú ý đến mối quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường.
Chi nhánh căn cứ FTP và mặt bằng lãi suất trên địa bàn để điều hành lãi huy động, đảm bảo tính chủ động và hiệu quả kinh doanh theo kế hoạch được giao.
Đối với khách hàng lớn, có quan hệ hợp tác toàn diện hoặc có quan hệ đặc biệt với BIDV như : Bảo hiểm xã hội, Bộ tài chính, Tổng công ty vốn SCIC, Ngân hàng phát triển, chi nhánh thực hiện cơ chế lãi suất huy động thống nhất chung toàn hệ thống theo chỉ đạo cụ thể của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trong từng thời kỳ.
b.
Lãi suất nội bộ :
Ban MIS.ALCO sẽ thường xuyên bám sát diễn biến lãi suất thị trường, động thái điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước và điều chỉnh linh hoạt kịp thời lãi suất FTP phù hợp xu hướng thị trường làm cơ sở để chi nhánh chủ động xây dựng lãi suất huy động vốn cạnh tranh trên địa bàn. Hội sở chính không thực hiện cấp bù lãi suất đối với huy động vốn.
Đẩy nhanh tiến độ áp dụng cơ chế lãi suất FTP theo đối tượng khách hàng tạo điều kiện thuận lợi trong thực thi chính sách khách hàng, giữ ổn định và phát triển nền khách hàng dân cư, TCKT theo chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ.
Hiện nay chi nhánh đã có những mức lãi suất phân biệt phù hợp với các kỳ hạn huy động vốn lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng 12 tháng.
Đối với những khoản tiền rút trước thời hạn được áp dụng trả lãi theo mức không kỳ hạn. Cách làm này có lẽ sẽ tạo ra sự thiết thực cho người gửi, ngân hàng nên chăng chỉ trừ một phần trăm cố định trên sổ lãi rút ra tuỳ theo thời gian gửi, hoặc chấp nhận trả lãi đủ nếu có báo trước một thời gian nhất định.
Đối với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Định kỳ nếu khách hàng không đến lĩnh thì hết kỳ hạn gửi bị sẽ được chi nhánh nhập vào gốc và được chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng trường hợp không có kỳ hạn tương ứng thì lãi được nhập gốc và chuyển sang kỳ hạn mới thấp hơn với hình thức lĩnh lãi sau.
Với các tính lãi trên chi nhánh phần nào đã đảm bảo quyền lợi cho người gửi.