Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La.DOC (Trang 72 - 75)

III. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La

3. Kiến nghị với Chính phủ

 Chính phủ là cơ quan có vai trò điều hành mọi hoạt động kinh tế, do vậy Chính phủ có một vai trò chính yếu và quan trọng trong việc định hướng mọi hoạt động của quốc gia. Chính phủ là cơ quan thực hiện việc luật pháp hóa những chủ trương, chính sách và những biện pháp cần thiết trong từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm tạo điều kiện về môi trường kinh doanh phát triển kinh tế đất nước ngày càng thuận lợi và đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng cần có sự quan tâm của Chính phủ trên các mặt sau.

 Ổn định nền kinh tế vĩ mô bởi nền kinh tế ổn định và phát triển với tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo điều kiện cho người dân có việc làm thu nhập ổn định, tăng tích lũy và tiết kiệm nhờ đó khả năng thu hút vốn của các NHTM được nâng cao. Kiểm soát lạm phát, ổn định tiền tệ là một trong những mục tiêu nhiệm vụ quan trọng để tạo lập môi trường kinh tế ổn định ở Việt Nam hiện nay. Nhà nước nên để thị trường hoạt động theo đúng quan hệ cung cầu, các yếu tố của thị trường tài chính tiền tệ như tỷ giá, lãi suất...cần được chỉ đạo theo nguyên tắc kinh tế thị trường. Nhà nước chỉ can tiệp ở mức độ nhất định để kiểm soát lạm phát. Duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn, kiểm soát tốt mọi tín hiệu thị

trường, nền kinh tế ổn định, giá trị đồng nội tệ được giữ vững, nâng cao lòng tin của mọi thành phần kinh tế vào ngân hàng sẽ thu hút được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

 Xây dựng và từng bước sửa đổi hoàn thiện các khung pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, đảm bảo sự bình đẳng và an toàn cho tất cả các NHTM, định chế tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác. Đồng thời mở rộng những khuyến khích của Nhà nước sẽ tác động đến tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, chuyển dần vốn nhàn rỗi trong tiêu dùng sang đầu từ hoặc gửi vào ngân hàng, tăng thêm sự tin tưởng của người dân đối với ngân hàng.

 Thúc đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển, điều này sẽ tạo điều kiện cho các NHTM đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đặc biệt thị trường chứng khoán phát triển sẽ có nhiều thuận lợi cho việc huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán. Mặt khác, đây là nơi quy tụ và phân phối các nguồn vốn tiềm tàng trong dân chúng, trong các doanh nghiệp để biến các nguồn vốn ngắn hạn thành vốn trung dài hạn nhằm đầu từ phát triển sản xuất và cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của mình thành tiền mặt một cách dễ dàng nhanh chóng. Thông qua thị trường chứng khoán sẽ tạo ra các kênh làm cho mọi nguồn vốn trong xã hội chảy đến các nơi có nhu cầu đầu tư và sử dụng vốn có hiệu quả.

 Chính phủ nên có quy định các cơ quan nhà nước khi mua bán, chi tiêu đều phải thanh toán qua ngân hàng nhằm phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. Để tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước thanh toán qua hệ thống ngân hàng, Nhà nước cần cho phép và bắt buộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức phải mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Hạn mức kinh phí của các cơ quan nhà nước sẽ được kho bạc nhà nước chuyển vào tài khoản của cơ quan theo định kỳ.

 Đẩy mạnh cổ phẩn hóa các doanh nghiệp nhà nước nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp này góp phần tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Qua đó làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, cải thiện vấn đề tiết kiệm của khối doanh nghiệp, tăng tích lũy cho nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Hoạt động huy động vốn luôn là một mảng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý ngân hàng. Điều đó thể hiện vốn có một vai trò quyết định đối với các hoạt động của ngân hàng. Quy mô vốn quyết định quy mô của ngân hàng cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Có thể nói đề tài về nguồn vốn bao giờ cũng mang tính thời sự.

Chuyên đề đã hoàn thành các nhiệm vụ là:

Thứ nhất, đã khái quát được những kiến thức chung về nguồn vốn của NHTM. Thứ hai, đã phân tích được thực trạng công tác huy động vốn tại Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La một số năm vừa qua.

Thứ ba, nêu lên những mục tiêu, phương hướng công tác huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian tới.

Và cuối cùng đã đưa ra một số đề xuất nhằm tăng khả năng huy động vốn tại chi nhánh.

Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân để hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em còn nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Cô giáo - Thạc sỹ Lương Hương Giang và tất cả các anh chị công tác tại Chi nhánh NHĐT&PT Sơn La. Một

lần nữa em xin chân thành cảm ơn và chúc các thầy cô, các Bác, cô chú, anh chị mạnh khoẻ, công tác tốt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Sơn La.DOC (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w