2.3.1.1. Thực trạng thanh toán Séc:
Trong các hình thức TTKDTM thì Séc là công cụ thanh toán có nhiều ưu điểm hơn các công cụ thanh toán khác. Hiện nay, trên thế giới thanh toán bằng Séc được sử dụng rộng rãi, nhưng ở VIệt Nam thanh toán bằng séc vẫn còn hạn chế vì thói quen sử dụng tiền mặt và các bất cập trong qui định về Séc.
Khi tham gia thanh toán bằng Séc CN BIDV Tp.HCM tham gia thanh toán phải đảm bảo tuân thủ các qui định của ngân hàng gồm: Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/07/2006 của Thống đốc NHNN về ban hành qui chế cung ứng và sử dụng Séc, Quyết định 9899/QĐ- TTT3 của BIDV Việt Nam ngày 21/12/2006 ban hành qui trình cung ứng và sử dụng Séc.
- Đặc điểm sản phẩm Séc Tại CN:
+ Khi có nhu cầu cung ứng Séc khách hàng lập Giấy đề nghị cung ứng Séc và nộp vào CN, CN sẽ cung ứng Séc.
+ Khi khách hàng xuất trình các chứng từ hợp lệ: Séc, bảng kê nộp Séc; Chứng minh nhân dân, hộ chiếu còn hạn hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp hợp lệ của người nhận tiền mặt… CN BIDV Tp.HCM sẽ kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của tờ Séc (Người thụ hưởng hợp pháp, Séc được lập trên mẫu Séc do BIDV cung ứng và điền đầy đủ nội dung đã qui định, Séc còn trong thời hạn xuất trình để thanh toán, chữ ký và dấu của người có thẩm quyền…) và căn cứ chỉ dẫn thanh toán trên Séc để thanh toán Séc cho người thụ hưởng.
+ Điều kiện để khách hàng sử dụng Séc:
Không thuộc đối tượng bị cấm sử dụng Séc hoặc không đang trong thời gian bị đình chỉ quyền ký phát Séc
Số lượng Séc bán ra từng lần không quá 5 quyển (50 tờ) cho một tiền gửi thanh toán
Séc có nội dung hợp lệ, còn trong thời hạn xuất trình thanh toán
- Trong công tác TTKDTM Séc đã phát huy được ưu điểm của nó là:
+ Séc có thủ tục phát hành, thanh toán đơn giản, thuận tiện và dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian cho người phát hành Séc.
+ Thời gian thực hiện nhanh + Độ an toàn, chính xác cao + Mức phí cạnh tranh
- Tuy nhiên thanh toán bằng Séc cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định do nhiều yếu tố tác động chủ quan và khách quan gây ra:
+ Séc bị mất
+ Chậm trễ thanh toán do Séc không có đủ khả năng thanh toán vì Người phát hành Séc phát hành Séc quá số dư trên TK tiền gửi tại Ngân hàng, do đó Người thụ hưởng có thể bị chiếm dụng vốn
+ Một tờ Séc ghi quá nhiều các yếu tố, gây khó khăn và tâm lý ngại sử dụng cho người phát hành trong việc ghi các yếu tố trên tờ Séc
2.3.1.2. Thực trạng thanh toán Ủy nhiệm chi
UNC là lệnh chi tiền do chủ TK lập theo mẫu của CN BIDV Tp.HCM để yêu cầu CN trích tiền từ TK người lập chuyển vào TK của người thụ hưởng.
Sơ đồ 2.1: Qui trình thanh toán UNC
(1) (1)
(2) (5) (4)
(3)
Các bước thực hiện qui trình thanh toán UNC:
+ (1) Bên thụ hưởng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho bên chi trả + (2) Bên chi trả lập UNC nộp vào CN BIDV Tp.HCM
+ (3) CN BIDV Tp.HCM thực hiện chi tiền thông qua Ngân hàng bên thụ hưởng + (4) Ngân hàng bên thụ hưởng báo Có cho bên thụ hưởng
+ (5) CN BIDV Tp.HCM báo Nợ cho bên chi trả
CN BIDV Tp.HCM và khách hàng phải chấp hành đúng qui định pháp lý của nhà nước. Khách hàng lập và gửi UNC vào CN BIDV Tp.HCM. CN phải kiểm soát chứng từ xem tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, đồng thời kiểm soát chữ ký điện tử, ký hiệu mật và kiểm tra tên, số hiệu TK, khả năng thanh toán để chi trả số tiền trên chứng từ…nếu chứng từ hợp lệ, bên chi trả đủ khả năng thanh toán thì CN sẽ thực hiện chi trả. Nếu không hợp lệ thì CN trả lại ngay cho người nộp.
Bên chi trả Ngân hàng bên thụ hưởng CN BIDV Tp.HCM Bên thụ hưởng
Ưu điểm UNC:
+ Có phạm vi thanh toán rộng do người mua chủ động lập nên được áp dụng rộng rãi.
+ Thủ tục thanh toán UNC đơn giản, không gây phiền hà cho người trả tiền, chỉ sau một thời gian ngắn Người bán sẽ nhận được tiền mà không cần đến NH làm thủ tục.
+Thời gian thanh toán UNC ngắn cho nên rút ngắn quá trình luân chuyển vốn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Đảm bảo chuyển tiền an toàn chính xác, đáp ứng được nhu cầu chuyển tiền của khách hàng.
Hình thức thanh toán UNC- chuyển tiền có nhiều ưu điểm, song vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục để công tác thanh toán được tốt hơn:
+ UNC được lập theo mẫu in sẵn của NH, phần để ghi nội dung chuyển tiền hẹp nên không ghi đầy đủ nội dung chuyển tiền.
+ Thanh toán bằng UNC dễ dẫn đến trường hợp đơn vị mua chiếm dụng vốn của đơn vị bán.
2.3.1.3 Thực trạng thanh toán UNT:
UNT là giấy ủy nhiệm do khách hàng lập theo mẫu của NH để ủy nhiệm cho NH thu hộ tiền từ bên chi trả sau khi đã cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Nội dung và qui trình thanh toán thực hiện thanh toán UNT tiến hành qua các bước như miêu tả trong sơ đồ 2.2:
Sơ đồ 2.2: Qui trình thanh toán UNT
(1)
(5) (4) (2) (7)
(3) (6)
Các bước thực hiện qui trình thanh toán UNT:
+ (1) Bên thụ hưởng giao hàng hay cung cấp dịch vụ cho bên chi trả
+ (2) Bên thụ hưởng lập UNT nộp vào CN BIDV Tp.HCM để ủy quyền cho CN thu hộ tiền từ bên chi trả
+ (3) CN BIDV Tp.HCM chuyển UNT sang NH bên chi trả để đòi tiền bên chi trả + (4) NH bên chi trả chuyển UNT đòi tiền bên chi trả
+ (5) Bên chi trả đồng ý chuyển trả tiền
+ (6) NH bên chi trả chuyển tiền cho CN BIDV Tp.HCM để ghi có vào TK bên thụ hưởng
+ (7) CN BIDV Tp.HCM sau khi có sẽ báo Có cho bên thụ hưởng
- Trường hợp Người chi trả và người thụ hưởng cùng có TK tại CN BIDV Tp.HCM: Khi nhận được UNT kèm các hóa đơn chứng từ giao hàng do người thụ hưởng nộp vào, CN kiểm tra tính hợp lệ của UNT, kiểm tra sự thỏa thuận thanh toán bằng UNT của Người thụ hưởng và người chi trả, kiểm tra TK người chi trả. Nếu đủ điều kiện thì CN ký nhận chứng từ và ghi ngày tháng năm nhận UNT: ghi Nợ và báo Nợ TK người chi trả đồng thời ghi Có và báo Có bên thụ hưởng.
Bên chi trả
CN BIDV Tp.HCM NH bên chi trả
- Trường hợp Người chi trả có TK tại NH khác và Người thụ hưởng có TK tại CN BIDV Tp.HCM:
GDV của CN BIDV Tp.HCM tiếp nhận và kiểm soát UNT, GDV ký tên đóng dấu trên UNT, ghi vào sổ theo dõi nhận giấy UNT chuyển đi (dùng làm tra cứu khi UNT gửi đi bị thất lạc, chậm trễ) và gửi UNT kèm hóa đơn chứng từ giao hàng cho NH bên thụ hưởng.
Khi nhận được chứng từ thanh toán do NH người trả tiền chuyển đến thì CN sử dụng các chứng từ đó hạch toán ghi Nợ TK thích hợp và ghi Có TK tiền gửi người thụ hưởng.
Sử dụng thanh toán bằng UNT trong trường hợp hai bên mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ cung ứng có quan hệ tín nhiệm lẫn nhau. UNT để gửi đi nhờ thu đơn giản, dễ thực hiện ,có thời gian thực hiện nhanh .
Bên cạnh thuận lợi thị UNT có khuyết điểm là Bên chi trả không đủ số dư TK để chi trả, do đó bên thụ hưởng dễ bị chiếm dụng vốn, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.
2.3.1.4. Thực trạng thanh toán vốn giữa các Ngân hàng
2.3.1.4.1. Thanh toán liên hàng
Thanh toán liên hàng thực chất là việc chuyển tiền từ NH này đến NH khác để phục vụ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ của bên mua và bên bán, khi cả hai khách hàng mở TK tại các Ngân hàng khác nhau, hoặc là chuyển cấp vốn, điều hòa vốn trong nội bộ hệ thống NH.
Nhờ thanh toán liên hàng mà khách hàng không tốn nhiều chi phí do phải vận chuyển nhiều tiền mặt từ nơi này đến nơi khác…, đồng thời giúp CN BIDV Tp.HCM sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả góp phần làm tăng lợi nhuận của CN.
2.3.1.4.2. Thanh toán bù trừ:
hàng ngày (buổi sáng 9h30 và buổi chiều 15h )lập bảng kê chứng từ mẫu 12 gửi cho các NH thành viên có liên quan. Các NH thành viên căn cứ vào bảng kê mẫu 12 lập bảng kê TTBT (mẫu 14) gửi NH chủ trì, căn cứ vào bảng kê mẫu 14 của các NH thành viên, NHNN cuối ngày lập và gửi kết quả TTBT (mẫu 15) cho các NH thành viên.
Hàng ngày, CN BIDV Tp.HCM đã thực hiện tốt các phiên giao dịch, các chứng từ được giao nhận kịp thời ngay trong phiên giao dịch tại NHNN, kết quả thanh toán kịp thời. Tuy nhiên do nhu cầu thanh toán ngày càng lớn của khách hàng, yêu cầu thanh toán nhanh chóng kịp thời, bởi vậy nhà nước cần qui định số phiên giao dịch cho phù hợp.
2.3.2. Thực trạng chuyển tiền trong và ngoài nước:
Các phòng giao dịch, CN trực thuộc BIDV Việt Nam không được phép thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài
2.3.2.1 Chuyển tiền đi:
Khách hàng chuyển tiền ra lệnh cho CN BIDV Tp.HCM chuyển tiền cho người thụ hưởng.
CN BIDV Tp.HCM và khách hàng tham gia thanh toán phải tuân thủ các qui định pháp lý của nhà nước, của ngành ngân hàng. Đồng tiền chuyển đi là ngoại tệ thì việc chuyển tiền phải tuân thủ các qui định về quản lý ngoại hối và CN BIDV Tp.HCM phải thực hiện đúng các qui định về mua bán ngoại tệ kinh doanh…
Hoạt động của dịch vụ:
+ Khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền đi khách hàng có thể nộp tiền mặt/ lập chứng từ giấy/ chứng từ điện tử yêu cầu trích nợ TK tiền gửi thanh toán tại CN BIDV Tp.HCM
+ CN BIDV Tp.HCM căn cứ chỉ dẫn trên lệnh của khách hàng sẽ chuyển tiền tới các NH thụ hưởng
+ Lệnh thanh toán được chuyển qua các kênh thanh toán: chuyển khoản giữa các khách hàng mở TK tiền gửi thanh toán tại hệ thống BIDV; TTBT bằng chứng từ giấy, chứng từ điện tử; thanh toán điện tử song phương với NH nông nghiệp và phát triển nông
thôn, NH công thương, Sacombank, Kho bạc nhà nước, Vietcombank; thanh toán đa phương qua hệ thống thanh toán điện tử liên NH của NHNN; thanh toán điện tử với khách hàng – homebanking, internet-banking
+ Khách hàng phải đảm bảo khả năng thanh toán để GDV thực hiện các lệnh chuyển tiền đi.
Lợi ích của chuyển tiền đi:
+ Thủ tục chuyển tiền đơn giản, dễ thực hiện, độ an toàn, chính xác cao
+ Thời gian chuyển tiền nhanh chóng do BIDV có mạng lưới chi nhánh rộng khắp 64 tỉnh, Thành phố; hệ thống thanh toán hiện đại, nhiều kênh, trực tuyến song phương, đa phương, hưởng mức phí cạnh tranh nhất.
+ Khách hàng sử dụng dịch vụ cho nhiều mục đích: chuyển tiền cho đối tác, người thân, bạn bè, thanh toán hóa đơn tiền tiền điện, nước…thanh toán định kỳ theo yêu cầu như phí thuê nhà, vay nợ, trả lương, trả thưởng …
Bên cạnh lợi ích còn có những rủi ro:
+ Từ phía khách hàng: chậm trễ trong thanh toán do khách hàng chỉ dẫn sai thông tin người hưởng: sai tên, sai số chứng minh thư, sai số hiệu TK, sai tên NH hưởng…
+ Từ phía NH: chậm trễ, do hệ thống gặp sự cố kỹ thuật, quá tải, đường truyền không thông.
* Xử lý các giao dịch chuyển tiền điện đi không thành công:
- Trường hợp điện đi không chuyển được ra ngoài hệ thống đến NH nhận điện
+ Đối với các điện của sản phẩm OL4, OL5, OL7,OO3, SL2, SL3 không thành công thì được xử lý như sau:
Sản phẩm OL4, OL5, OO3, SL2, SL3: căn cứ vào kết quả đối chiếu của IBPS hoặc điện tra soát của CN đầu mối hoặc điện tra soát của Hội sở chính thể hiện các điện Có chưa
được chuyển ra ngoài hệ thống BIDV và phải hủy bỏ các bút toán của giao dịch lỗi, CN khởi tạo điện xử lý tùy thuộc vào tình huống cụ thể:
Nếu phải ghi Có lại TK CA/SA: phòng dịch vụ khách hàng sử dụng phân hệ tiền gửi để thực hiện: Nợ TK G/L thích hợp
Có TK CA/SA
Rồi chuyển phòng tài chính – kế toán 1 liên giấy báo nợ kèm giấy đề nghị hạch toán để xử lý tất toán TK G/L đã ghi nợ:
Nợ TK Nostro Có TK G/L
Nếu để treo ghi có TK G/L để chuyển tiền tiếp, phòng tài chính – kế toán hạch toán: Nợ TK Nostro
Có TK G/L thích hợp
Phòng dịch vụ khách hàng căn cứ 1 liên phiếu hạch toán do phòng tài chính – kế toán chuyển, thực hiện tạo điện mới chuyển tiền đi từ TK G/L thích hợp mà phòng tài chính – kế toán đã ghi Có.
Sản phẩm OL7: trường hợp muốn loại bỏ giao dịch ra khỏi bảng kê 12, 14 trong ngày, CN gửi điện thực hiện: căn cứ điện tra soát của CN thanh toán hộ, sử dụng chức năng Error correction để thực hiện.
- Trường hợp giao dịch bị NH nhận điện ghi Có trả lại vì sai chỉ dẫn thanh toán: Tại CN thanh toán hộ: sử dụng sản phẩm OL3 để chuyển tiền trả lại và ghi lý do bị chuyển trả cùng thông tin của giao dịch gốc trong nội dung giao dịch
Tại CN chuyển tiền: thường xuyên tra cứu thông tin các giao dịch chờ thanh toán tại CN để xử lý tiếp tục cho phù hợp, kịp thời
- Trường hợp CN đầu mối nhận được lệnh chuyển tiền hoàn trả nhưng chiều chuyển tiền đi không phải qua CN mình thực hiện: nếu các thông tin trên lệnh chuyển trả lại không xác định được lệnh chuyển tiền đi xuất phát từ CN nào thì cần liên hệ với NH thực hiện hoàn trả hoặc trung tâm thanh toán để xác định CN khởi tạo, khi biết được CN khởi tạo giao dịch thì thực hiện chuyển trả cho CN đó.
2.3.2.2. Chuyển tiền đến:
Khi nhận được yêu cầu thanh toán, CN BIDV Tp.HCM phục vụ người thụ hưởng sẽ thực hiện thanh toán bằng cách ghi Có vào TK hoặc chi trả tiền mặt cho người hưởng.
Qui trình chuyển tiền ban hành kèm theo quyết định số 6953/QĐ-KT2 ngày 01/12/2004 của Tổng giám đốc BIDV, qui trình quản lý và xử lý hệ thống quản lý tập trung hình ảnh, chữ ký ban hành kèm theo quyết định số 6167/QĐ-KHPT2 ngày 14/11/2005.
Hoạt động chuyển tiền:
+ CN BIDV Tp.HCM phục vụ người thụ hưởng căn cứ lệnh chuyển tiền đến sẽ thực hiện ghi có vào TK tiền gửi thanh toán/ chi trả tiền mặt cho người thụ hưởng.
+ Lệnh chuyển tiền đến từ các kênh thanh toán: TTBT trên địa bàn thành phố, thanh toán điện tử trong hoặc ngoài địa bàn tỉnh.( chuyển khoản giữa các khách hàng mở TK tiền gửi thanh toán tại hệ thống BIDV; TTBT bằng chứng từ giấy, chứng từ điện tử; thanh toán điện tử song phương với NH nông nghiệp và phát triển nông thôn, NH công thương, Sacombank, Kho bạc nhà nước, Vietcombank; thanh toán đa phương qua hệ thống thanh toán điện tử liên NH của NHNN)
Ưu điểm của chuyển tiền đến:
+ Thủ tục đơn giản, thuận tiện
+ Nhận tiền nhanh chóng, chính xác, an toàn; khách hàng hưởng phí cạnh tranh + Hưởng lãi suất hấp dẫn với số dư trên TK tiền gửi tại CN BIDV Tp.HCM Bên cạnh ưu điểm còn tồn tại những mặt hạn chế:
+ Chậm trễ trong thanh toán do đơn vị chuyển chỉ dẫn sai thông tin đơn vị hưởng, sai tên, chứng minh thư, sai số hiệu tài khoản, sai tên NH hưởng; do hệ thống thông tin bị sự cố kỹ thuật, quá tải, đường truyền không thông.