Chuyển tiền đi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng công tác TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM .doc (Trang 56 - 59)

Khách hàng chuyển tiền ra lệnh cho CN BIDV Tp.HCM chuyển tiền cho người thụ hưởng.

CN BIDV Tp.HCM và khách hàng tham gia thanh toán phải tuân thủ các qui định pháp lý của nhà nước, của ngành ngân hàng. Đồng tiền chuyển đi là ngoại tệ thì việc chuyển tiền phải tuân thủ các qui định về quản lý ngoại hối và CN BIDV Tp.HCM phải thực hiện đúng các qui định về mua bán ngoại tệ kinh doanh…

Hoạt động của dịch vụ:

+ Khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền đi khách hàng có thể nộp tiền mặt/ lập chứng từ giấy/ chứng từ điện tử yêu cầu trích nợ TK tiền gửi thanh toán tại CN BIDV Tp.HCM

+ CN BIDV Tp.HCM căn cứ chỉ dẫn trên lệnh của khách hàng sẽ chuyển tiền tới các NH thụ hưởng

+ Lệnh thanh toán được chuyển qua các kênh thanh toán: chuyển khoản giữa các khách hàng mở TK tiền gửi thanh toán tại hệ thống BIDV; TTBT bằng chứng từ giấy, chứng từ điện tử; thanh toán điện tử song phương với NH nông nghiệp và phát triển nông

thôn, NH công thương, Sacombank, Kho bạc nhà nước, Vietcombank; thanh toán đa phương qua hệ thống thanh toán điện tử liên NH của NHNN; thanh toán điện tử với khách hàng – homebanking, internet-banking

+ Khách hàng phải đảm bảo khả năng thanh toán để GDV thực hiện các lệnh chuyển tiền đi.

Lợi ích của chuyển tiền đi:

+ Thủ tục chuyển tiền đơn giản, dễ thực hiện, độ an toàn, chính xác cao

+ Thời gian chuyển tiền nhanh chóng do BIDV có mạng lưới chi nhánh rộng khắp 64 tỉnh, Thành phố; hệ thống thanh toán hiện đại, nhiều kênh, trực tuyến song phương, đa phương, hưởng mức phí cạnh tranh nhất.

+ Khách hàng sử dụng dịch vụ cho nhiều mục đích: chuyển tiền cho đối tác, người thân, bạn bè, thanh toán hóa đơn tiền tiền điện, nước…thanh toán định kỳ theo yêu cầu như phí thuê nhà, vay nợ, trả lương, trả thưởng …

Bên cạnh lợi ích còn có những rủi ro:

+ Từ phía khách hàng: chậm trễ trong thanh toán do khách hàng chỉ dẫn sai thông tin người hưởng: sai tên, sai số chứng minh thư, sai số hiệu TK, sai tên NH hưởng…

+ Từ phía NH: chậm trễ, do hệ thống gặp sự cố kỹ thuật, quá tải, đường truyền không thông.

* Xử lý các giao dịch chuyển tiền điện đi không thành công:

- Trường hợp điện đi không chuyển được ra ngoài hệ thống đến NH nhận điện

+ Đối với các điện của sản phẩm OL4, OL5, OL7,OO3, SL2, SL3 không thành công thì được xử lý như sau:

Sản phẩm OL4, OL5, OO3, SL2, SL3: căn cứ vào kết quả đối chiếu của IBPS hoặc điện tra soát của CN đầu mối hoặc điện tra soát của Hội sở chính thể hiện các điện Có chưa

được chuyển ra ngoài hệ thống BIDV và phải hủy bỏ các bút toán của giao dịch lỗi, CN khởi tạo điện xử lý tùy thuộc vào tình huống cụ thể:

Nếu phải ghi Có lại TK CA/SA: phòng dịch vụ khách hàng sử dụng phân hệ tiền gửi để thực hiện: Nợ TK G/L thích hợp

Có TK CA/SA

Rồi chuyển phòng tài chính – kế toán 1 liên giấy báo nợ kèm giấy đề nghị hạch toán để xử lý tất toán TK G/L đã ghi nợ:

Nợ TK Nostro Có TK G/L

Nếu để treo ghi có TK G/L để chuyển tiền tiếp, phòng tài chính – kế toán hạch toán: Nợ TK Nostro

Có TK G/L thích hợp

Phòng dịch vụ khách hàng căn cứ 1 liên phiếu hạch toán do phòng tài chính – kế toán chuyển, thực hiện tạo điện mới chuyển tiền đi từ TK G/L thích hợp mà phòng tài chính – kế toán đã ghi Có.

Sản phẩm OL7: trường hợp muốn loại bỏ giao dịch ra khỏi bảng kê 12, 14 trong ngày, CN gửi điện thực hiện: căn cứ điện tra soát của CN thanh toán hộ, sử dụng chức năng Error correction để thực hiện.

- Trường hợp giao dịch bị NH nhận điện ghi Có trả lại vì sai chỉ dẫn thanh toán: Tại CN thanh toán hộ: sử dụng sản phẩm OL3 để chuyển tiền trả lại và ghi lý do bị chuyển trả cùng thông tin của giao dịch gốc trong nội dung giao dịch

Tại CN chuyển tiền: thường xuyên tra cứu thông tin các giao dịch chờ thanh toán tại CN để xử lý tiếp tục cho phù hợp, kịp thời

- Trường hợp CN đầu mối nhận được lệnh chuyển tiền hoàn trả nhưng chiều chuyển tiền đi không phải qua CN mình thực hiện: nếu các thông tin trên lệnh chuyển trả lại không xác định được lệnh chuyển tiền đi xuất phát từ CN nào thì cần liên hệ với NH thực hiện hoàn trả hoặc trung tâm thanh toán để xác định CN khởi tạo, khi biết được CN khởi tạo giao dịch thì thực hiện chuyển trả cho CN đó.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm mở rộng công tác TTKDTM tại CN BIDV Tp.HCM .doc (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w