Công tác sau đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng Nam Á.doc.DOC (Trang 49 - 53)

2. Các giải pháp chủ yếu

2.2.5Công tác sau đào tạo

Đây là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình đào tạo. Mục đính cuối cùng của đào tạo và phát triển là làm sao có được đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ quản lý cao, có kiến thức chuyên môn vững vàng, có tay nghề… và làm sao để sử dụng họ sao cho có hiệu quả nhất. Việc giao đúng người đúng việc, đặt họ vào vị trí làm việc phù hợp với khả năng năng lực của họ để họ có thể đóng góp cho công ty nhiều nhất. Làm sao để cho các học viên thấy rằng, công tác đào tạo và phát triển ngoài việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Mặt khác, còn giúp cho cán bộ công nhân viên hoàn thiện bản thân mình, đáp ứng nhu cầu học hỏi, nâng cao trình độ của mình, mang lại lợi ích thiết thực cũng như con đường thăng tiến của mình

Nếu ngân hàng không có các biện pháp khuyến khích nhân viên thì nhân viên sẽ không hứng thú với các chương trình đào tạo của ngân hàng. Ngân hàng có thể sẵn sàng hoàn trả tiền học phí bởi vì đáp ứng nguyện vọng đào tạo của nhân viên sẽ làm tăng cơ sở hệ thống kiến thức của ngân hàng và về lâu dài giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, giảm nhu cầu về nguồn

chuyên viên bên ngoài và giúp ngân hàng phát triển theo kịp xu hướng kinh tế và thị trường.

Ngân hàng phải đánh giá thành tích và thường xuyên kiểm tra kế hoạch đặt ra là phương pháp tốt để ra mục tiêu và thảo luận về những dự kiến. Hãy thảo luận về những gì nhân viên của bạn được học, về trách nhiệm mới họ đảm nhận cũng như những cơ hội mong chờ trong tương lai. Khi ngân hàng còn vị trí trống, hãy cân nhắc thăng chức cho nhân viên, chỉ cho họ thấy những cơ hội mới để phát triển và giúp họ chuyển sang vai trò mới.

Nhưng cái quan trọng là ngân hàng phải có chính sách giữ chân nhân viên, đào tạo rồi thì phải để nhân viên được đảm trách những công việc phù hợp, tạo động lực thúc đẩy nhân viên học hỏi. Nếu không nhân viên sau đào tạo, có tay nghề có thể bỏ việc để sang ngân hàng khác làm việc.

Việc phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp không còn là một vấn đề mới nhưng vẫn rất quan trọng. Khi mà khoa học công nghệ phát triển vượt bậc và có những ứng dụng rất hữu ích vào đời sống thì yếu tố con người càng trở lên quan trọng hơn. Nhất là đối với ngân hàng, trong giai đoạn hiện nay thị trường lao động đang không đủ để đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng. Đối với riêng ngân hàng Nam Á, đây lại là giai đoạn đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh thì vấn đề nhân lực càng trở lên bức xúc hơn. Việc xây dựng được một quy chế tuyển dụng, đào tạo chuẩn mực cho ngân hàng không chỉ giúp ngân hàng có được một đội ngũ cán bộ trình độ chuyên môn cao mà còn giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nguồn nhân lực là tài sản quý báu nhất đối với Ngân hàng, là nhân tố góp phần vào sự thành công và phát triển bền vững của Ngân hàng Nam Á.

Thông qua chuyên đề thực tập này, tôi xin trình bày một số giải pháp nhằm tăng cường công tác tuyển dụng, đào tạo đạt hiệu quả hơn. Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệp nên bài viết của tôi còn nhiều thiết sót, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người.

Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội, được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng Kinh doanh,tôi đã học hỏi được rất nhiều điều và hoàn thành thực tập một cách tốt đẹp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1 CHƯƠNG I: GIỚi THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NAM Á...2

1. Lịch sử hình thành và phát triển...2

1.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Nam Á...2

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Á...3

2. Những đặc điểm chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nam Á...4

2.1 Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh...4

2.1.1 Hình thức pháp lý...4

2.1.2 Loại hình kinh doanh ...5

2.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nam Á...7

3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng ...11

3.1 Công tác phòng trừ rủi ro...11

3.2 Về đầu tư trang thiết bị và hiện đại hoá công nghệ tin học ngân hàng...11

3.3 Hoạt động tài chính của Ngân hàng...12

4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á...14

4.1 Về doanh thu và lợi nhuận...14

4.2. Về đóng góp cho ngân sách nhà nước:...17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA NGÂN HÀNG TMCP NAM Á...18

1. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng TMCP Nam Á...18

1.1 Những nhân tố bên ngoài...18

1.2 Những nhân tố bên trong...20

2. Thực trạng công tác tuyển dụng lao động của Ngân hàng TMCP Nam Á..23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Quy trình tuyển dụng của Ngân hàng...23

2.2 Kết quả tuyển dụng lao động trong những năm qua (2002-2006)...24

3. Thực trạng công tác đào tạo phát triển đội ngũ lao động của Ngân hàng TMCP Nam Á...27

3.1 Nội dung, hình thức và ngân sách cho hoạt động đào tạo...27

3.2 Các chương trình đào tạo và kết quả thu được...29

4. Đánh giá chung...29

4.3 Nguyên nhân...31

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP NAM Á...34

1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Nam Á...34

1.1 Định hướng chung...34

1.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nam Á...35

1.3 Mục tiêu cụ thể của Ngân hàng trong năm 2007...35

2. Các giải pháp chủ yếu ...36

2.1 Đối với tuyển dụng...36

2.1.1 Xây dựng hệ thống các yêu cầu tuyển lựa, tuyển chọn phù hợp...37

2.1.2 Xác định các vị trí cần tuyển...38

2.1.3 Xác định các phương thức tuyển chọn phù hợp với từng vị trí tuyển chọn. .39 2.1.4 Lựa chọn các phương tiện phục vụ tuyển dụng...40

2.1.5 Đánh giá quá trình tuyển dụng...40

2.2 Giải pháp trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...40

2.2.1 Xác định các phương thức đào tạo phù hợp với nhu cầu và khả năng của ngân hàng...41

2.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...44

2.2.3 Xây dựng hình thức, phương pháp đào tạo và phát triển hợp lý...45

2.2.4 Đánh giá chương trình thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...48

2.2.5 Công tác sau đào tạo...49

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng Nam Á.doc.DOC (Trang 49 - 53)