2007 2008 2009 2008/ Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch Mức
2.4.1.2 Về biện pháp xử lý
Các biện pháp ngân hàng sử dụng vẫn xoay quanh những biện pháp cũ, không có cải tiến gì mới. Các biện pháp như mua bán nợ, các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp như xóa một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, hiệu quả vẫn chưa được thực hiện nhiều trong việc xử lý nợ xấu. Chính các biện pháp này có thể giảm đi các thiệt hại của ngân hàng đồng thời thắt chặt thêm mối quan hệ tốt đẹp của ngân hàng và khách hàng chuyển từ mối quan hệ có khả năng bị xấu đi khi xuất hiện nợ xấu, tăng thêm uy tín của ngân hàng với các đối tác khác.
Các khoản nợ xấu từ nhóm 3, nhóm 4 vẫn do chính các cán bộ tín dụng xử lý chỉ khi đến nhóm 5 mới chuyển qua phòng quản lý rủi ro xử lý như vậy sẽ không chuyên môn hoá được công việc của từng bộ phận. Thêm vào đó, việc xử lý nợ xấu
sẽ không triệt để vì mối quan hệ thân thiết giữa CBTD và khách hàng đã được tạo lập trong suốt quá trình cho vay.
Việc xử lý nợ xấu đã có hiện tượng không thực hiện đúng theo quy trình của pháp lý đã bị khách hàng kiện ngược lại gây thiệt hại đến uy tín cũng như vốn của ngân hàng.
Về chính sách quản lý nợ xấu: ngân hàng không phân ra loại nợ nào ngân hàng sẽ tiếp tục theo dõi, đôn đốc, cho vay thêm thực hiện phương án khác, loại nợ nào sẽ dùng biện pháp mạnh tay như kiện khách hàng ra tòa, thanh lý tài sản đảm bảo…
Do không trực tiếp quản lý, giám sát khoản vay nên khi xảy ra nợ xấu cán bộ thu hồi nợ chỉ có thể dựa trên những thông tin lấy được từ hồ sơ tín dụng từ cung cấp của CBTD quản lý hồ sơ trong khi thông tin trực tiếp từ khách hàng thường không chính xác nên sự am hiểu về khách hàng không đầy đủ và điều này sẽ gây khó khăn trong việc tìm những biện pháp thu hồi nợ.