2 Kiên quyết đặt ngân hàng vào đúng vị trí, chức năng của nó

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU, BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK – CN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 49 - 53)

Các Ngân hàng phải được giữ quyền tự chủ về nghề nghiệp, chủ động nâng cao chất lượng các khoản tín dụng vàmỗi khoản tín dụng phải được ngân hàng thẩm định, tự quyết định cho vay và chịu trác nhiệm về những quyết định của mình chứ không phải chịu sức ép phi kinh tế nào.

3.3.2.4 Cần tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, rõ rang hơn trong việc xử lý nợ.

Các quyết định hướng dẫn về xử lý tài sản thế chấp và giải toả các khoản nợ đóng băng, thực hiện một đợt tổng rà soát để giúp ngành ngân hàng xử lý, giải quyết vấn đề thu hồi nợ bằng tài sản, hướng dẫn xử lý các nội dung đang thực sự kó khăn vướng mắc, cụ thể như:

 Xác định giá gán nợ, hội đồng thẩm định giá tài sản gán nợ.

 Hợp pháp hoá hồ sơ gán nợ đảm bảo quyền sở hữu tài sản của Ngân hàng, để Ngân hàng có thể bán, chuyển nhượng, khai thác thu hồi vốn được thuận lợi.

 Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch mới.  Cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc tài sản gán nợ

 Bất động sản xử lý theo quy định này được hiểu là biện pháp thu hồi nợ thuộc hoạt động tín dụng

Đối với những tài sản Ngân hàng đã nhận gán nợ mà không có tranh chấp nhưng hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng của trung ương và đại phương giúp Ngân hàng hợp thức hoá, hoàn chỉnh hồ sơ đúng luật.

Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý để các ngân hàng thương mại có quyền tự chủ đứng ra tổ chức bán tài sản cầm cố thế chấp để thu hồi vốn đối với các khoản nợ quá hạn ( theo như điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng), đặc biệt có thể có các chính sách ưu tiên đối với những khoản nợ khó thu hồi phát sinh như miễn thuế doanh thu, thuế quyền sử dụng đất, chỉ thu phí dịch vụ bán đấu giá một lần khi bán được tài sản cầm cố, thế chấp trong trường hợp phát mại tài sản qua các trung tâm bán đấu giá. Phí này theo quy định của pháp luật, bên vay phải thanh toán nhưng đối với nợ quá hạn phải xử lý thế chấp để thu hồi nợ thì phần lớn khách hàng không còn khả năng thanh toán, do đó sẽ phải trừ vào số tiền thu được từ việc bán đấu giá tài sản cầm cố, thế chấp này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thu nợ của Ngân hàng. Tất nhiên sẽ có vấn đề đặt ra là các văn bản pháp quy đã quy định tỷ lệ hợp pháp giữa giá tị tài sản cầm cố, thế chấp và mức cho vay ban đầu để đảm bảo thu nợ gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn và các chi phí phát sinh. Nhưng trên thực tế thì khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng không ít đến giá trị tài sản cầm cố, thế chấp đặc biệt là sự giảm giá của thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Thực tế đến nay gần như các khoản nợ quá hạn được thu hồi từ việc xử lý tài sản thế chấp đều được thực hiện bằng cách: khách hàng và ngân hàng thoả thuận bán có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Để xử lý theo hướng trên thì ngân hàng cần phải hoàn toàn linh động tron việc xử lý tài sản thế chấp và phải có sự đồng tình ủng hộ của các cơ quan hữu quan cùng với sự tự giác nhất định từ phía khách hàng.

3.3.2.5 Mở rộng thị trường mua bán nợ, từ đó hình thành và phát triển một thị trường mua bán nợ. thị trường mua bán nợ.

Thị trường mua bán nợ ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu hình thành và cón khá nhiều lấn cấn, khiến hoạt động mua bán, xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng nói riêng, của các DN nói chung chưa đạt hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam mới có Công ty Mua, bán nợ tồn đọng của DN (DATC) trực thuộc Bộ Tài chính, chủ yếu hỗ trợ tiến trình cải cách các DN Nhà nước, sự hợp tác xử lý nợ xấu cảu các ngân hàng mới chỉ là bước đầu. Trong khi đó, một số NHTM cũng đã thành lập công ty quản lý và khai thác tì sản, nhưng hầu hết chỉ hoạt động giới hạn trong việc mua, bán các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, chứ không được phép mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mua bán nợ của DN, tổ chức và cá nhân. Gần đây, thành viên mới nhất trong lĩnh vực này là VIB AMC, ngoài việc đặt mục tiêu “quản lý, khai thác có hiệu quả những tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu nhằm nâng cao chất lượng và sự an toàn trong các hoạt động tín dụng của VIB, có công bố sẽ sử dụng các

kỹ năng chuyên sâu để phục vụ nhu cầu xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các tỏ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, mức độ thực hiện hoạt động mở rộng này như thế nào lại không hoàn toàn do VIB AMC quyết định. Bởi lẽ, các Ngân hàng ở Việt Nam thường có chung khách hàng DN, nhng khi phát sinh nợ xấu, hầu như chưa có sự hợp tác giữa các ngân hàng để xử lý khoản nợ xấu chung đó, mà các ngân hàng mới chỉ tập trung xử ý tài sản đảm bảo liên quan đến khoản nợ của mình. Điều hạn này hạn chế phần nào hiệu quả của việc xử lý và thu hồi nợ.

Về môi trường pháp lý: Nhà nước cần đưa ra các cơ chế chính sách rõ rang, cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp.

Nhà nước cần tạo điều kiện mở rộng các giao dịch thương phiếu và các công cụ thanh toán quốc tế khác để mở rộng phạm vi áp dụng và hiệu quả của các giao dịch mua bán nợ.

Đối với các doanh nghiệp tham gia vào thị trường mua bán nợ: khi thực hiện mua bán các khoản nợ thành công, như phải chủ động tìm hiểu thông tin về DN và chủ nợ, DN có tiềm năng phát triển và có thể phát triển hiệu quả nếu được hỗ trợ giải quyết những khó khăn tạm thời đang gặp phải; bản thân DN và chủ sở hữu DN, chủ nợ sẵn sàng hợp tác trong việc áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm xử lý khó khăn trước mắt để tiế tục tồn tại và phát triển.

 Kết luận: Sau khi đã phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng và nợ xấu tại Ngân hàng Công thương chi nhánh KCN Bình Dương đồng thời đưa ra các nhận xét đánh giá về các biện pháp ngừa và xử lý nợ xấu tại chi nhánh này đến chương 3 đã đưa ra các đề xuất của cá nhân mình dành cho Ngân hàng và các ban ngành có liên quan để có thể hoàn thiện phần nào hệ thống các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ xấu tại ngân hàng Công thương nói riêng và hệ thống ngân hàng nước ta nói chung.

Kết luận.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng trở nên quan trọng chi phối cho sự phát triển kinh tế. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là kinh doanh tiền tệ nên rủi ro của ngân hàng tính chất riêng và đặc điểm riêng. Lưu thong hàng hóa là nguồn gốc của lưu thong tiền tệ. Vì thế hoạt động tín dụng nói riêng và các dịch vụ hoạt động khác của ngân hàng luôn gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp. Phạm vi và quan hệ của ngân hàng rất rộng, do đó ngân hàng nhiều khi gặp phải rủi ro có tính cộng hưởng rủi ro của doanh nghiệp và nhiều đối tượng khác nhau.

Những hậu quả mà bản thân ngân hàng, người gửi tiền, nền kinh tế và chế độ chính trị có thể phải gánh chịu do tình trạng cho vay kém an toàn của toàn hệ thống ngân hàng cho thấy: việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng là tất yếu.

Mở rộng tín dụng và bảo đảm an toàn tín dụng là mối quan tâm hàng đầu cũng như một nghệ thuật xử lý trong tri điều hành của ngân hàng thương mại. Trong lý luận cũng như thực tiễn, trong điều kiện bình thường nguồn thu nhập dự tính chủ yếu của một ngân hàng thương mại từ hoạt động cho vay hoặc đầu tư sẽ trở thành thu nhập thực tế nếu khoản vay được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. Ngược lại, vốn và quỹ của Ngân hàng sẽ bị suy giảm nếu khách hàng vay gặp khó khăn về tài chính, không trả nợ đúng hạn, trả không đầy đủ hoặc không trả được nợ.

Cùng với những quy định của Pháp luật, các định chế của ngân hàng TW (cơ quan quản lý trực tiếp tiền tệ) có liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động của ngân hang thương mại, từng ngân hàng thương mại cũng phải đề ra các quy định về quy trình nghiệp vụ nhằm đảm bảo an toàn trong cho vay phù hợp với đặc điểm của mỗi ngân hàng với mục tiêu giảm thiểu tối đa rủi ro trong kinh doanh tiền tệ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU, BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK – CN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 49 - 53)