CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK CH
3.3.1.1 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng cho ngân hàng
Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một trung tâm thông tin tín dụng, đây là một tôt chức chuyên cung cấp thông tin về thể nhân, pháp nhân cho các NHTM. Đây là nguồn thông tin quan trọng để hỗ trợ quá trình ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên, chất lượng thông tin tín dụng chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác kịp thời. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thông tin, NHNN cần:
Cải thiện đường truyền thông tin: tôc độ đường truyền thông tin chưa nhanh thường bị gián đoạn trong quá trình hỏi tin. Do đó, NHNN nên cải tiến chất lượng thường xuyên, đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác.
Thanh tra NHNN các cấp và CIC phối hợp đôn đốc kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin các TCTD đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị không cung cấp các thông tin xác thực về khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng mình.
Phối hợp hiệu quả với các ban ngành như: Chi cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành có liên quan…để có thêm thông tin khác ngoài lịch sử cho vay nợ của khách hàng, làm cho thông tin thêm phong phú, nhằm giúp ngân hàng có thể ra quyết định cho vay chính xác hơn.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi CIC sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thể thu hút sự chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng lớn trên thế giới.
3.3.1.2 NHNN cần có những quy định cụ thể nhằm đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ của NHTM.
Về việc lấy nợ cũ nuôi nợ mới: hiện tại ở Việt Nam việc đảo nợ được quy định như sau: việc đảo nợ được quy định thơ quy định của Chính phủ (Luật các tổ chức tín dụng 2004). Trong khi đó, quan điểm của Chính phủ cũng như NHNN là không cho phép đảo nợ. Thực chất đảo nợ tốt hay không là do năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đạo đức của người vay quyết định. Một trường hợp tương tự như đảo nợ đã được xảy ra là: Theo đánh giá, trái phiếu Chính phủ không có rủi ro vì: khi đến hạn, nếu Chính phủ không đủ khả năng thanh toán lãi, gốc hoặc phát hành trái phiếu mới trả nợ cho trái phiếu cũ,…Sở dĩ NHNN có thể thực hiện được là nhờ vào chức năng của NHNN, đồng thời nhờ vào năng lực tài chính của NHNN rất mạnh. Tương tự đối với trường hợp đảo nợ, một khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện vay vốn: Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp và khách hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có
dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật thì việc khách hàng đảo nợ chỉ là tạm thời kéo dài thời gian trả nợ, việc khoản nợ mới được dùng để trả nợ cũ thì không thể tạo ra thu nhập để trả nợ cho chính nó. Khách hàng sẽ không có tiền để trả khoản nợ mới và kết quả nợ xấu vẫn không được giải quyết.
Ngược lại nếu khách hàng thực sự tốt, việc khó khăn trong việc trả nợ chỉ là khách quan mà chỉ mang tính chất tạm thời thì việc đảo nợ sẽ giúp khách hàng giải quyết được các vấn đề khó khăn trước mắt, đồng thời ngân hàng cũng tránh được những hậu quả có thể có của nợ xấu nếu khách hàng không trả hết nợ và vẫn tiếp tục huy động vốn để cho vay mới.
Có quan điểm cho rằng: phân tích khía cạnh rủi ro đạo đức cho thấy đảo nợ nếu không được kiểm soát tốt có thể làm xấu đi tính lành mạnh của hệ thống tài chính. Thay vì cho phép đảo nợ, Chính phủ nên có chính sách khuyến khích các Ngân hàng cơ cấu lại nợ vay xho doanh nghiệp, điều chỉnh lại lãi suất và xem xét giảm, giãn lãi cho doanh nghiệp. Thế nhưng chính sách này cũng không hoàn toàn giúp doanh nghiệp vượt qua các khó khăn hiện tại và bản thân nó cũng không thể tránh khỏi yếu tố rủi ro đạo đức. Vì vậy, NHNN nên xem xét việc cho phép đảo nợ và việc đảo nợ phải được thực hiện trên cơ sở sau:
NHNN có những quy định cụ thể, rõ rang về việc đảo nợ về đối tượng, phạm vi đảo nợ,…
Số tiền cho vay mới chỉ đủ để thanh toán tiền trả gốc và lãi trước mắt. Khách hàng phải có đơn yêu cầu xin đảo nợ, chứng minh được nguyên nhân khó khăn trong việc trả khoản nợ cũ là khách quan và chỉ tạm thời, tình hình tài chính vẫn vững mạnh và được CBTD thẩm định kỹ càng trình HĐTD xét duyệt.
NHNN nên có quy định kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ đối với việc thực hiện việc đảo nợ của các Ngân hàng và có biện pháp trừng phạt thật nghiêm nếu phát hiện sai phạm. VD: phạt tiền bằng 50% giá trị khoản vay mới.
Tuy nhiên, do đang trong giai đoạn Chính phủ đang ra sức khuyến khích tăng trưởng tín dụng nhằm duy trì sức tăng trưởng của yêu cầu nền kinh tế thì yêu cầu đảm bảo chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầu thì việc đảo nợ lúc này sẽ tạo ra một tiền lệ không tốt, làm xấu đi tính lành mạnh của hệ thống tài chính vốn đang rất yếu ớt và đang rất khó kiểm soát. Vì vậy, NHNN nên xem xét cho phép đảo nợ thử nghiệm trong một thời gian và trước mắt chỉ nên cho đảo nợ với các khoản vay có giá trị nhỏ hoặc trung bình và mỗi khách hàng chỉ có thể vay mới để trả nợ cũ một lần.