Nhà nước cần có quy định cụ thể và bắt buộc trong việc tăng vốn tự có của các NHTM nhằm tăng tiềm lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU, BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK – CN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK CH

3.3.2.2Nhà nước cần có quy định cụ thể và bắt buộc trong việc tăng vốn tự có của các NHTM nhằm tăng tiềm lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh

tự có của các NHTM nhằm tăng tiềm lực tài chính, tăng khả năng cạnh tranh và sức đề kháng của hệ thống ngân hàng trước những biến động của thị trường.

Với số vốn ít ỏi hiện nay, các NHTM sẽ rất khó khăn lúng túng không chỉ trong việc quản lý, giải quyết nợ quá hạn khổng lồ mà còn trong việc duy trì sợ tồn tại và phát triển thời gian tới. Hơn nữa tiến trình hội nhập quốc tế đang diễn ra rất nhanh, yêu cầu hệ thống tài chính nước ta phải tăng tốc cả về mặt lượng và chất nếu không muốn bị chết chìm. Trước mắt, cần tiến hành phân loại các ngân hàng để tiến hành làm cơ sở xây dựng chương trình bổ sung vốn và đặc biệt là sát nhập ngân hàng tạo thành ngân hàng có tầm cỡ. Bên cạnh đó, phương án hệ thống ngân hàng nhà nước

theo khu vực thay thế theo tỉnh thành như hiện nay để tậo trung quản lý, nâng cao khả năng kiểm soát và tự chủ của các Chi nhánh Ngân hàng.

Một trong số nguyên nhân gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm hiệu quả vốn vay ngân hàng, dẫn đến khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc trả nợ Ngân hàng là môi trường kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới hoàn thiện. Sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng lậu và hàng ngoại. Các doanh nghiệp phải chuyển hướng và điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế chính sách vĩ mô. Do đó một số doanh nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, tồn kho ứ đọng hàng hoá vật tư, thua lỗ mất khả năng thanh toán, làm phát sinh nợ quá hạn khó đòi. Vì vậy nhà nước cần có những biện pháp nhằm đảm bảo một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp trong đó có hoạt động của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Nên có những bước đệm hoặc giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh liên quan đến toàn bộ hoạt động cảu nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý cảu chính sách thuế, chính sách bảo trợ sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng lậu đảm bảo tính tác dụng tích cực của các chính sách này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU, BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK – CN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 48 - 49)