Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU, BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK – CN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK CH

3.2.3.2Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Chúng ta có thể học hỏi cách tuyển nhân viên và phân bổ công việc cho các nhân viên theo năng lực thực sự của họ từ các công ty, ngân hàng nước ngoài. Việc chồng chéo trong phân trách nhiệm và quyền hạn của nhân viện là một yếu tố làm giảm khả

năng hoạt động sáng tạo của nhân viên. Trong một quy trình tín dụng có rất nhiều khâu, CBTD ở ngân hàng làm phần lớn các công việc như vậy sẽ dễ dẫn tới tình trạng CBTD không khách quan trong công việc của mình, việc chuyên mốn hoá càng sâu sắc sẽ làm cho công việc có thể minh bạch và cụ thể hơn được trách nhiệm và quyền hạn của từng nhân viên trong suốt quy trình tín dụng. Làm như vậy sẽ giảm bớt tình trạng suy đồi đạo đức của CBTD trong quá trình cho vay.

Đổi mới công tác quản lý CBTD: trong công tác quản lý, phải thường xuyên quan tâm xác định đúng nhiệm vụ chính trị, tư tưởng cho đội ngũ CBTD. Quản lý CBTD trong công việc, trong sinh hoạt một cách chặt chẽ, khoa học. Có biện pháp chủ động, tích cực giáo dục không để CBTD bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, bị lôi cuốn của đồng tiền mà hạ thấp nhân phẩm, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, làm phương hại đến bản than cũng như phương hại về kinh tế và uy tín của ngành.

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng: việc đào tạo và đào tạo lại CBTD phải được coi trọng thường xuyên, liên tục. Bên cạnh đó là công tác tuyển udngj mới phải đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu công việc. Công tác đào tạo cần tập trung vào một số vấn đề như:tưng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức đào tạo này nhằm làm cho CBTD nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn như tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản quy trình nghiệp vụ. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng. Tổ chức thi tay nghề hàng năm và có khen thưởng hợp lý để khuyến khích những CBTD giỏi, có nhiều cống hiến.

Đổi mới chính sách đãi ngộ CBTD, thực hiện chế định đi đôi với chế tài: trong điều kiện kinh tế thị trường, chính sách đã ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng, hệ số tiền lương…càng có ý nghĩa quan trọng vì CBTD chịu áp lực rất nhiều do công việc mang tính rủi ro cao. Có như vậy, CBTD mới phát huy hết khả năng và nhiệt tình lâu dài của mình. Đồng thời, thực hiện cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, tạo ra bầu không khí thi đua, khuyến khích sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong việc đầu tư vốn sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Những CBTD vi phạm quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng, làm thất thoát vốn phải xử lý nghiêm khắc, đặc biệt với cán bộ tha hoá, biến chất. Những CBTD có đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, có ý chí cầu tiến, mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng thì có chế độ khen thưởng xứng đáng như nâng lương trước hạn…

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ XẤU, BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI VIETINBANK – CN KHU CÔNG NGHIỆP BÌNH DƯƠNG.doc (Trang 44 - 45)