Thực trạng rủi ro tín dụng của CN như xem xét ở trên thể hiện nợ quá hạn đang có chiều hướng gia tăng, vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?
Qua nghiên cứu xem xét có thể thấy bao gồm cả 2 loại: Nguyên nhân chủ quan và khách quan, nghĩa là thuộc về NH và các KH của NH cùng với các nguyên nhân khác.
Bảng 2.13: Phân tích nợ quá hạn theo nguyên nhân (Đến 31 / 12 / 2010)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Số tiền 2010Tỷ lệ % / Tổng nợ quá hạn
Tổng nợ quá hạn 2,429 100
1.Theo nguyên nhân chủ quan 1,786 73.53
Trong đó:
−Do kinh doanh thua lỗ, phá sản 598 24.62 −Sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo 31 1.28
−KH chiếm dụng vốn 1,157 47.63
2.Theo nguyên nhân khách quan 268 11.03
Do bất khả kháng 252 10.37
Do cơ chế chính sách 16 0.66
3.Nguyên nhân khác 375 15.44
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010))
Trong năm 2010 số nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan từ phía NH là 73.53% so với tổng nợ quá hạn. Điều này chứng tỏ CN đã có nhiều cố gắng trong công tác cho vay, thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu là từ phía KH nên tổng nợ quá hạn của CN vẫn cao.
−Do kinh doanh thua lỗ, phá sản dẫn đến không trả nợ đúng hạn hoặc không có khả năng trả nợ cho NH làm cho nợ quá hạn của NH tăng 598 triệu đồng chiếm 24.62% tổng nợ quá hạn.
−Sử dụng vốn sai mục đích, cố tình lừa đảo là 31 triệu đồng, chiếm 1.28% tổng nợ quá hạn, nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở khu vực ngoài quốc doanh.
−KH chiếm dụng vốn là 1,157 triệu đồng, chiếm phần lớn 47.63% trong tổng nợ quá hạn.
−Số nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng là 252 triệu đồng chiếm 10.37% tổng nợ quá hạn.
−Do cơ chế chính sách thay đổi: Do nước ta đã đưa ra những chính sách cơ chế mới để phù hợp với những thay đổi của nền KT khó khăn hiện nay, trong đó một số DN đã không thích ứng kịp thời với những thay đổi này nên đã ảnh hưởng đến tình hình nợ quá hạn, chiếm 16 triệu đồng, tương đương 0.66% trong tổng nợ quá hạn.
−Số nợ quá hạn do một số nguyên nhân khác là 375 triệu đồng, chiếm 15.44% trong tổng nợ quá hạn.
Nguyên nhân chủ quan
Về phía KH
− Đối với KH DN
+Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ. Đa số các DN khi vay vốn NH đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các DN sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên,
những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các DN khác.
+Hoạt động kinh doanh không được quản lý tốt dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thiếu thông tin tài chính, không có kế hoạch kinh doanh được triển khai, các sản phẩm không có sự gắn kết, không có khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, năng lực tài chính yếu, năng lực quản lý kinh doanh hạn chế. Khi các DN vay tiền NH để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất, chứ ít DN nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
+Các báo cáo tài chính của khách cung cấp không tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán Việt Nam, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các DN cung cấp cho NH nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất, dễ xảy ra gian lận, thiếu sót. Khi cán bộ NH lập các bảng phân tích của DN dựa trên số liệu do các DN cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao NH vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng đề phòng chống rủi ro tín dụng.
+KH không có thiện chí trả nợ mặc dù hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm mất uy tín trong kinh doanh. Việc xác định uy tín của KH rất quan trọng và rất khó để thực hiện. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực, kinh nghiệm để xác định.
−Đối với KH cá nhân
+ Hoạt động kinh doanh không thuận lợi.
+ Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động.
+ Cá nhân KH gặp nhiều chuyện bất thường trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hưởng khả năng hoàn trả cho NH.
+ Đạo đức cá nhân không tốt: Cố tình lừa NH, sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
Đứng trên góc độ NH nhìn nhận một cách đúng đắn về nguyên nhân tự thân NH gây ra nợ quá hạn là thực sự cần thiết và đây cũng là điều kiện tiên quyết về CN Vạn Hạnh đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Theo thống kê tổng hợp, nhìn chung CN chưa có quy trình quản trị rủi ro cụ thể, nợ quá hạn tại CN chủ yếu do những nguyên nhân sau:
− Áp lực công việc cường độ cao, quy mô hoạt động của CN còn hạn chế. Cán bộ tín dụng phải đảm bảo thực hiện toàn bộ quy trình cho vay bao gồm: Thẩm định dự án, bám sát KH, quản lý theo dõi các khoản nợ thế chấp...ảnh hưởng hiệu quả làm viêc của các cán bộ tín dụng.
− Quy trình thẩm định thiếu thông tin, thiếu các chuẩn mực so sánh để đưa ra kết luận. Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của KH, khả năng cạnh tranh của KH đối với ngành nghề mà KH đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu KH từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Mặt khác uy tín KH là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của KH, thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.
− Nguồn cung cấp thông tin: Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin KH cung cấp. CN vẫn chưa có sự liên thông với cơ quan khác như thuế, hải quan...để kiểm chứng những thông tin tài chính do KH cung cấp. Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC (Credit Information Center) là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các NH có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc là hiện nay NH dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá đơn điệu, chưa được cập nhật và xử lý kịp thời.
− Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, các ngành nghề của các DN đi vay là rất đa dạng, đa phần các cán bộ tín dụng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà DN đang đầu tư kinh doanh. Một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ DN nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay NH.
− Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của NH còn nhiều sơ hở, sai sót nên không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của KH cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án
vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng KH không trả nợ cho NH mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất.
Nguyên nhân khách quan
Môi trường KT của Việt Nam chưa lành mạnh
Sau hơn 30 năm đổi mới và cải cách KT, nền KT đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ như tăng trưởng KT tương đối ổn định, đã ngăn chặn được tình trạng siêu lạm phát, cơ cấu KT nhiều thành phần đã khơi dậy tiềm năng lớn trong SXKD. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được thực tế cho thấy nền kinh tế ở nước ta vẫn còn nhiều mặt yếu kém như: Hiệu quả nền KT còn thấp, tỷ lệ tích lũy đầu tư còn nhỏ, trình độ quản lý vĩ mô còn yếu kém bộc lộ nhiều sơ hở và thiếu sót thể hiện rõ nhất ở sự ra đời ồ ạt các DNTN, công ty TNHH...nhưng chỉ có ít trong số đó là kinh doanh lành mạnh và làm ăn hiệu quả.
Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu đồng bộ. Nền KT cứ khắc phục được sự mất cân đối này lại nảy sinh sự mất cân đối khác. Hiện tại, nền KT Việt Nam đang bị mất cân đối trên nhiều mặt như sự mất cân đối giữa các ngành sản xuất với dịch vụ hỗ trợ, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa thành thị với nông thôn...
Các yếu tố của nền KT thị trường chưa đầy đủ, các thị trường phát triển chưa đầy đủ, còn bị chia cắt; Thị trường ngầm và phi chính thức hoạt động mạnh, tính liên kết, hợp tác giữa các tác nhân KT còn yếu. Dư địa cho việc lạm dụng quyền chức, trục lợi khá lớn, nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng trong nền KT cao.
Môi trường pháp lý không thuận lợi
Qua hơn 30 năm đổi mới, do đòi hỏi của thực tiễn khách quan và sức ép khi gia nhập WTO, môi trường pháp lý của nước ta đã có những tiến bộ đáng kể. Đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên hiện nay do hệ thống pháp luật ban hành thiếu đống bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của SXKD trong cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng các DN, tổ chức và cá nhân đã lợi dụng sơ hở để cố tình làm sai, gây thất thoát của NH hàng tỷ đồng.
Do hiệu lực của Cơ quan Nhà nước chưa cao
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế các chính sách có thể điều chỉnh là không thể tránh khỏi, do đó sự điều chỉnh đôi khi tác động làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của NH. Chính sách ngoại thương không kịp thời, không đối phó với sự biến động của
thị trường làm cho hàng hóa lúc thì ồ ạt không tiêu thụ được gây kẹt vốn, lúc thì tạo thành cơn sốt.
Một số nguyên nhân khác
−Do sự biến động chính trị xã hội trong và ngoài nước gây ra khó khăn cho DN dẫn tới rủi ro cho NH.
−Do sự biến động của KT như: Suy thoái KT, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới DN cũng như NH.
−Những rủi ro như: Thiên tai, dịch bệnh...