Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay mua ôtô tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất.DOC (Trang 26)

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ

TOÁN PHÒNG KINH DOANH

TÍN DỤNG CÁ NHÂN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NGÂN QUỸ KẾ TOÁN GIAO DỊCH

 Giám đốc :

- Lập và tổ chức triển khai kế hoạch hoạt động kinh doanh của Chi nhánh căn cứ trên sự phê duyệt của ban giám đốc Chi nhánh đa năng.

- Thực hiện các phê duyệt của Chi nhánh trong thẩm quyền, tuân thủ theo đúng các quy định cuả Techcombank.

- Lập kế hoạch cung cấp và quản lý các nguồn lực cho hoạt động của Chi nhánh, bao gồm cả nhân lực và vật lực, cụ thể:

• Xây dựng kế hoạch nhân sự và kiến nghị tuyển dụng đủ người.

• Có kế hoạch đào tạo tại chỗ và cử đi đào tạo đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên.

• Bổ sung nhân viên, phân công luân chuyển phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

• Động viên khích lệ nhân viên và định kỳ đánh giá kết quả công tác của nhân viên.

• Kiến nghị khen thưởng kỷ luật cho nhân sự tại Chi nhánh.

- Chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động xây dựng văn hóa bán hàng nói riêng và văn hóa kinh doanh nói chung tại Chi nhánh theo các chương trình của Ban Giám đốc Chi nhánh đa năng.

- Tổ chức đội ngũ, lập kế hoạch, trực tiếp tham gia, hỗ trợ và giám sát triển khai việc:

• Thu thập thông tin, xây dựng và mở rộng cơ sở khách hàng, đại bàn kinh doanh.

• Gặp gỡ và tư vấn thuyết phục khách hàng mới có tiềm năng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Techcombank một cách triệt để và hiệu quả.

• Chăm sóc gìn giữ cơ sở khách hàng hiện có, gợi mở nhu cầu và khai thác tối đa khách hàng hiện có.

• Xây dựng các chiến lược đao tạo và trực tiếp tham gia phát triển đội ngũ bán hàng

• Giám sát tiến độ và hỗ trợ công việc của nhóm bán hàng đảm bảo đạt được mục tiêu bán hàng cho cả đội ngũ

• Sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc toàn đội ngũ

• Đảm bảo một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp với tinh thần phối hợp nhóm hiệu quả

• Sử dụng hiệu quả hệ thống đánh giá cá nhânTheo dõi, quản lý và phối hợp với các bộ phận liên quan thu hồi các khoản nợ của khách hàng

- Quản lý kế toán, kho quỹ:

• Quản lý và kiểm soát công tác hạch toán kế toán, các hoạt động thanh toán, công tác kho quỹ tại Phòng giao dịch theo đúng quy định của Techcombank

- Quản lý rủi ro, tuân thủ:

• Quản lý rủi ro, tuân thủ để đảm bảo an toàn kinh doanh cho PGD; tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng quy định nội bộ cũng như các quy định pháp lý

• Quản lý chất lượng:

• Giám sát đảm bảo chất lượng dịch vụ bán lẻ tại PGD. Đảm bảo các hoạt động cải tiến, khắc phục phòng ngừa có hiệu quả để không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.

• Giám sát, Hỗ trợ và trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết phàn nàn khiếu nại của Khách hàng theo đúng quy định của Techcombank

- Quản lý thông tin thị trường:

• Thông tin, báo cáo kịp thời diễn biến tình hình thị trường và hoạt động của PGD với Ban Giám đốc Chi nhánh và Khối Bán Lẻ theo đúng thẩm quyền báo cáo

• Lập báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Điều hành các hoạt động bán lẻ khu vực

• Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Ban Giám đốc Chi nhánh

 Phòng kế toán:

- Kế toán:

• Thực hiện các công tác kế toán theo dõi và phản ánh tình trạng hoạt động, tình hình vốn tài sản bảo quản tại ngân hàng.

• Quản lí công tác huy động vốn, thanh toán, công tác tổ chức chi tiền chi tiêu ngân hàng.

• Thực hiện mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua tài của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cùng các tổ chức tín dung trên địa bàn.

• Thực hiện các công tác thanh toán bù trừ trong hệ thống ngân hàng.

• Thu thập, xử lí, cung cấp ,bảo quản, lưu trữ toàn bộ số liệu của chi nhánh phục vụ cho công tác đièu hành của ban giám đốc.

• Thống kê số lượng khách hàng mở thẻ, hạch toán thẻ và hỗ trợ phòng kinh doanh.

- Thủ quỹ:

• Thực hiện các chức năng thu chi kiểm đếm tiền, quản lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, xuất nhập chứng từ có giá, quản lý tiền mặt tại ngân hàng.

2.2.4 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh

- Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất hoạt động theo quy chế Techcombank Việt Nam theo quy định của pháp luật. Chức năng của ngân hàng là chuyên doanh và quản lý thị trường đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ.

- Tổ chức thực hiện tiếp nhận huy động, cho vay trong khuôn khổ, điều lệ ngân hàng Techcombank theo chính sách và chế độ của nhà nước.

- Nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm và một số hoạt động theo quy định của Techcombank Việt Nam.

- Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán cho các pháp nhân trong nước.

- Đại diện cho Techcombank Việt Nam trong những vấn đề lien quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành tại quận Tân Bình.

2.2.5 Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ của Chi Nhánh trong năm 2011

- Năm 2011 được xác định là năm bứt phá trong chiến lược phát triển của Chi nhánh, hướng tới hoàn thành hỗ trợ cho thương hiệu Techcombank với mục tiêu để ngân hàng Techcombank trở thành “Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam” vào năm 2014.

- Năm 2011, Chi nhánh đặt mục tiêu tăng trưởng cao, đặc biệt về lợi nhuận, tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay khách hàng. Ngoài ra, Chi nhánh còn tập trung cho việc phát triển cơ sở khách hàng và sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ hiện đại thông qua việc đẩy nhanh quy hoạch, thiết kế, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông qua Hội Sở.

2.2.6 Các nghiệp vụ kinh doanh của Chi Nhánh

- Huy động tiền gửi dưới mọi hình thức

- Dịch vụ thu đổi ngoại tệ, thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn hay hoán đổi.

- Chuyển tiền nhanh trên toàn quốc, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền phi mậu dịch.

- Cho vay vốn lưu động, dự án trung và dai hạn, cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thi trường và đầu tư trang thiết bị nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập nền kinh tế

- Cho vay kinh doanh hộ cá thể, cổ phần hoá, kinh doanh chứng khoán, cho vay tiêu dùng, cho vay nhà mới, ôtô xịn, du học

2.3 Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay mua xe ô tô tại Chi Nhánh2.3.1 Giới thiệu vài nét về hoạt động cho vay mua ô tô 2.3.1 Giới thiệu vài nét về hoạt động cho vay mua ô tô

- Trên thị trường hiện nay, nhu cầu mua xe ô tô và vay vốn để mua xe ô tô khá lớn. Bên cạnh đó, thị trường ô tô đang ấm dần trở lại phong phú về chủng loại và giá cả, cả từ nguồn nhập khẩu lẫn sản xuất trong nước, càng thúc đẩy người tiêu dùng muốn được nhanh chóng sở hữu một chiếc ô tô như mong ước, cho bản thân hay cho cả gia đình. Trước tình hình đó, nhu cầu điều chỉnh sản phẩm và quy trình cung cấp dịch vụ cho vay mua ô tô sao cho phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại của khách hàng là hết sức cần thiết. Điều này cũng chứng tỏ sự nhanh nhạy, đáp ứng kịp thời những thay đổi liên tục của thị trường cũng như nhu cầu vay vốn để mua ô tô ngày càng lớn từ các khách hàng cá nhân.

- Dịch vụ cho vay mua ô tô của Techcombank chủ yếu nhắm đến đối tượng các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang có nhu cầu sở hữu ô tô nhưng đang bị hạn chế về nguồn vốn tức thời. Với gói dịch vụ mới được điều chỉnh, Techcombank muốn mang đến các trải nghiệm mới về chất lượng dịch vụ với cam kết bảo đảm mang lại cả những lợi ích về mặt cảm tính và lợi ích về mặt lý tính cho khách hàng của mình

- Chương trình tín dụng bán lẻ “Ô tô xịn” của Techcombank dành cho khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua ô tô. Khi tham gia, khách hàng sẽ được giới thiệu tham gia bảo hiểm cho chiếc xe ô tô của mình tại Bảo hiểm Bảo Việt với những điều khoản, biểu phí ưu đãi.

2.3.2 Đối tượng cho vay

- Đối với cá nhân

• Đối tượng: công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

• Nơi cư trú: có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn. • Thu nhập: > = 2,5 triệu đồng / tháng

• Vốn tự có: 20% - 30% tổng nhu cầu vốn

• Tình trạng xe: chiếc ô tô muốn mua phải còn tốt và có nguồn gốc rõ ràng.

- Đối với doanh nghiệp

• Đối tượng: là pháp nhân, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội.

• Nơi cư trú: có phương án kinh doanh và dự án đầu tư có tính khả thi.

• Thu nhập: đủ năng lực tài chính để thanh toán nợ

• Vốn tự có: 20 - 30% tổng nhu cầu vốn

• Tình trạng xe: chiếc ô tô muốn mua phải còn tốt và có nguồn gốc rõ ràng.

2.3.3 Các hình thức đảm bảo

- Tài sản thế chấp cần có thuộc sở hữu của khách hàng vay vốn

- Tài sản đảm bảo chính là chiếc xe muốn mua (nếu là xe đã qua sử dụng thì giá trị còn lại tối thiểu là 80% giá trị sử dụng)

- Được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba

Việc định giá nhà và quyền sử dụng đất được áp dụng theo các quy định của TCB về định giá tài sản đảm bảo, TCB chỉ xem xét cho vay không quá 70% giá trị tài sản đảm bảo được định giá. Đối với tài sản thế chấp là các căn hộ tại các căn nhà chung cư cao tầng buộc phải mua bảo hiểm vật chất với mức tối thiểu là 80% giá trị của tài sản đảm bảo được định giá, đối với tài sản đảm bảo là chiếc xe muốn mua thì khách hàng phải mua bảo hiểm vật chất trong suốt thời hạn vay, số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng 160% giá trị khoản vay (đối với lần vay đầu tiên) từ năm thứ hai trở đi khách hàng phải mua mức bảo hiểm tối thiểu là 160% tổng dư nợ khoản vay.

2.3.4 Thời hạn vay – hạn mức vay

Loại tài sản đảm bảo Hạn mức tối đa Thời hạn vay (tháng)

Cá nhân Pháp nhân Nhà, quyền sử dụng đất 80% 48 60 Xe định mua ( mới 100% và trị giá > 1 tỷ) 75% 48 60 Xe định mua ( mới 100% và giá trị < 1 tỷ) 70% 48 48 Xe cũ nhập khẩu ( 5000km, xe phục vụ hội nghị cấp cao, đấu thầu)

65% 48 36

Xe cũ còn giá trị trên 80% hay xe mới có linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc

50% (thể nhân) 65% (pháp nhân)

36 36

Xe ô tô tải (hạn mức tối đa tùy theo xuất xứ xe)

60% (Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu)

50% (Việt Nam, Trung Quốc)

36 36

(Nguồn: Hướng dẫn hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân)

Lãi suất thỏa thuận Lãi suất trần

Vay mục đích tiêu dùng

Vay mục đích kinh doanh Vay bù đắp

-Lãi suất thả nỗi tính trên dư nợ thực tế.

-Cố định trong 3 tháng đầu tiên: 20,5% / năm

-Định kỳ điều chỉnh: 3 tháng

-Mức điều chỉnh:

Lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm thường 12 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ) + biên độ 7%

-Lãi suất thả nổi tính trên dư nợ thực tế

-Cố định trong 3 tháng đầu tiên: 20,2% / năm

-Định kỳ điều chỉnh: 3 tháng

-Mức điều chỉnh:

Lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm thường 12 tháng (lĩnh lãi cuối kỳ) + biên độ 7% (nhưng không vượt quá lãi suất trần theo quy định của NHNN)

(Nguồn: Hướng dẫn hoạt động cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân)

- Giám đốc vùng được phép giảm tối đa 5% tính trên lãi suất vay tối thiểu

- ( Ví dụ: Lãi suất = 18%  mức giảm tối đa = 5% * 18% = 0,9%)

- Ban giám đốc khu bán lẻ được phép giảm từ 5% đến 10% tính trên lãi suất vay tối thiểu.

• Mức giảm chỉ áp dụng cho kỳ cố định đầu tiên, không áp dụng cho các kỳ điều chỉnh về sau.

• Các trường hợp khác trình tổng giám đốc phê duyệt

- Đối tượng không được áp dụng giảm lãi suất:

•Khách hàng có lịch sử giao dịch không tốt (phát sinh nợ xấu loại 3 - 5)

•Khách hàng chưa mang lại nhiều nguồn lợi cho ngân hàng do có giá trị giao dịch thấp, số dư trong tài khoản không cao hoặc biến động lớn.

- Lãi suất quá hạn và lãi suất phạt:

•Lãi suất quá hạn = 1,5 x lãi suất vay (tính tại thời điểm chuyển quá hạn) •Chỉ áp dụng cho nợ gốc.

•Lãi suất phạt chậm trả = 1,5 x lãi suất vay (tính tại thời điểm chậm trả)

•Lãi suất phạt được áp dụng khi khách hàng không thanh toán đúng hạn lãi, phí, chi phí…chưa thanh toán đúng hạn đó tương ứng với số ngày thực tế chậm thanh toán.

2.3.6 Hồ sơ vay vốn

- Đối với cá nhân :

• Đơn đề nghị vay vốn và phương án trả nợ (theo mẫu)

• Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người vay và đồng sở hữu

• Sổ hộ khẩu

• Các hồ sơ liên quan đến việc mua xe

• Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (nếu có)

• Tài liệu chứng minh thu nhập để trả nợ, phương án, dự án kinh doanh

- Đối với pháp nhân:

 Đơn đề nghị vay vốn và phương án trả nợ ( theo mẫu)

 Hồ sơ pháp lí của pháp nhân ( giấy phép thành lập, đăng kí kinh doanh, điều lệ hoạt động ...)

 Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng  Báo cáo tài chính

 Hồ sơ mua xe

 Các giấy tờ khác có liên quan (tương tự cho vay doanh nghiệp).

2.3.7 Quy trình cho vay mua xe ô tô

Sơ đồ 1: Quy trình cho vay mua xe ô tô

NGƯỜI THỰC HIỆN TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN

CVKH

CV KS & PDTDBL

CGPD

TTKST & HTKD Chấp Nhận

NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN TT KSTD & HTKD/CN/PGD CN/PGD/TT QL TDCN/ TTKSTD & HTKD CVKH / NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, nhận diện khách hàng

Thẩm định và kiểm soát hồ sơ Phê duyệt

Soạn thảo hợp đồng tín dụng Ký kết hợp đồng và đăng ký giao

dịch đảm bảo

Hạch toán khai báo trên T24, giải ngân khoản vay

Theo dõi việc sử dụng khoản vay

Gia hạn và tất toán khoản vay

Diễn giải sơ đồ

 Lập hồ sơ vay vốn và nhận diện khách hàng

- CVKH tiếp nhận nhu cầu vay của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo quy định và nhận diện khách hàng, kiểm tra tính chính xác của các thông tin khách hàng khai báo.

- CVKH đề suất thời hạn, hạn mức, lãi suất cho khoản vay của khách hàng trên cơ sở giấy đề nghị vay vốn của khách hàng (MB – CVTC/02/01), ký xác nhận và chuyển cho lãnh đạo đơn vị ký kiểm soát và chuyển hồ sơ lên bộ phận phê duyệt tín chấp tại TT QL TDCN để thực hiện thẩm định và phê duyệt khoản vay cho khách hàng.

 Thẩm định, kiểm soát hồ sơ vay vốn

- CV KS&PDTDBL bắt buộc phải thực hiện việc kiểm tra lại thông tin khách hàng đã khai, xác định chính xác thông tin về địa chỉ của khách hàng khai trong giấy đề nghị vay vốn, chỗ ở hiện tại, số điện thoại cố định tại nơi cư trú của khách hàng và

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay mua ôtô tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Chi nhánh Techcombank Tân Sơn Nhất.DOC (Trang 26)

w