Thực trạng hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2).doc (Trang 43 - 47)

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu lớn cho SGD trong thời gian qua. Bảng 2.1 dưới đây khái quát tình hình tín dụng tại Sở Giao Dịch I qua 3 năm 2004, 2005, 2006. Bảng 2.1 cho thấy, dư nợ đầu tư và cho vay nền kinh tế tăng đều qua các năm. Đến 31/12/2006, dư nợ đầu tư và cho vay đạt 4.499 tỷ đồng, tăng 560 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng 14% so với năm 2005. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.777 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng (-0,4%) so với năm 2005, đạt 90% kế hoạch NHCT Việt nam giao. Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế như sau:

- Dư nợ VND đạt 1.907 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,7% trong tổng dư nợ, tăng 18 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 88% kế hoạch được giao.

- Dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 870 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,3% trong tổng dư nợ, giảm 29 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 91,6% kế hoạch được giao.

- Dư nợ ngắn hạn đạt 896 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,2% trong tổng dư nợ, giảm 92 tỷ đồng so với năm 2005.

- Dư nợ trung và dài hạn đạt 1.881 tỷ đồng, chiếm trọng 67,8% trong tổng dư nợ, tăng 81 tỷ đồng so với năm 2005.

- Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước đạt 2.082 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75%, tăng nhẹ so với năm 2005.

- Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 695 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25% trong tổng dư nợ, không tăng so với năm 2005.

Nhận xét: Hoạt động cho vay bằng VND chiếm 1 tỷ trọng lớn và có xu hướng gia tăng trong tổng dư nợ của SGD. Trong đó, SGD chủ yếu cho vay trung và dài hạn. Các khách hàng chủ yếu của Sở là các doanh nghiệp quốc doanh (chiếm tới 75%), tuy nhiên dư nợ cho vay đối với thành phần ngoài quốc doanh đã được cải thiện đáng kể qua 3 năm, từ 483 tỷ năm 2004 đến 695 tỷ năm 2006.

Một trong những thành tựu của Sở trong thời gian qua là đa dạng hoá đối tượng đi vay để giảm rủi ro. Công tác cho vay được mở rộng tới mọi đối tượng khách hàng là các Tổng công ty; Công ty liên doanh; Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; DNV&N; Khu vực kinh tế tư nhân; Cho vay tiêu dùng...nhằm đa dạng hóa khách hàng theo hướng chỉ đạo của NHCT Việt Nam. Bên cạnh đó chiến lược đa dạng hoá cũng hướng tới việc mở rộng các lĩnh vực và ngành SXKD.Vốn vay được hướng vào những ngành hàng, mặt hàng chiến lược có triển vọng phát triển bền vững như: lương thực thực phẩm, dược phẩm, điện lực, dầu khí, viễn thông… trong đó dư nợ cho vay đối với ngành công nghiệp đạt 1230 tỷ năm 2005. Cho đến thời điểm hiện tại, các khoản vay của Sở Giao Dịch đều phát huy tốt hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt, trong năm 2006 Sở giao dịch I được NHCT Việt Nam chọn làm ngân hàng đầu mối giải ngân dự án Vệ tinh VINASAT của Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, với số tiền 164 triệu USD. Trong đó, NHCT Việt Nam tham gia 86 triệu USD, dự án đã ký hợp đồng tín dụng, việc giải ngân được thực hiện trong năm 2007.Trong năm 2006, do tích cực làm tốt công tác tiếp thị, Sở giao dịch I đã có thêm 200 khách hàng vay mới, với dư nợ tăng lên trên 100 tỷ đồng.

Ngoài duy trì quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp lớn, Sở giao dịch I luôn chú trọng đầu tư đối với các DNV&N, cho vay tiêu dùng, là khách hàng có tiềm năng phát triển, tăng trưởng nhanh về số lượng và quy mô, là lực lượng năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Việc cho vay thành phần kinh tế này không những góp phần làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn, an toàn hơn, mà còn phát triển được các loại hình dịch vụ, góp phần làm tăng thu dịch vụ cho ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả cho vay đối với các DNV&N chưa đạt được tốc độ tăng trưởng là do: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu ít lại thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Trong khi cơ chế cho vay của ngân hàng yêu cầu DN phải có hệ số tự tài trợ trên 15% để đảm bảo an toàn vốn, do vậy Sở giao dịch I rất khó khăn trong việc đẩy mạnh cho vay đối với thành phần này.

Chất lượng tín dụng: Nhờ làm tốt thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay và ứng dụng có hiệu quả hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nên chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Nợ quá hạn năm 2004 là 9.5 tỷ đến năm 2006 chỉ có 1 tỷ 470 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,05% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Thu hồi nợ tồn đọng: Việc giải quyết thu hồi nợ đọng (đã hạch toán ngoại bảng) trong năm qua gặp rất nhiều khó khăn do hầu hết các khoản nợ đều phát sinh từ nhiều năm trước, các đơn vị có nợ đọng hoạt động cầm chừng, nguồn thu rất ít; có đơn vị đã cam kết trả nợ nhưng không thực hiện, Sở giao dịch I luôn tích cực bám sát, đôn đốc và đã thu hồi được 1 tỷ 200 triệu đồng. Tuy nhiên, kết quả thu hồi nợ đọng cả năm chưa đạt kế hoạch Ngân Hàng Công Thương Việt Nam giao.

Bảng 2.1: Hoạt động tín dụng của sở giao dịch I - NHCTViệt nam

Đơn vị: tỷ đồng

2004 2005 2006

Chỉ tiêu VNĐ tệ quy Ngoại

VNĐ Tổng số VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Tổng số VNĐ Ngoại tệ quy VNĐ Tổng số Dư nợ cho vay và đầu tư

2.916 709 3.625 3.041 899 3.940 3.618 880 4.499

Trong đó: Cho vay 1.706 708 2.414 1.889 899 2.788 1.906 870 2.776

Phân theo thời hạn

Ngắn hạn 568 347 915 675 987 653 242 895 Trung và dài hạn 1.138 361 1.499 1.214 1.801 1.253 628 1.881 Phân theo TPKT KTQD 1.931 2.066 2.081 KTNQD 483 722 695 Phân theo ngành SXKD Công nghiệp 749 343 1.092 994 236 1.230 Tiêu dùng 49 49 38 38 Thương nghiệp 321 255 576 435 528 963 Dịch vụ 458 76 534 316 38 54 Ngành khác 129 34 163 106 97 203 Chất lượng tín dụng Dư nợ trong hạn 1.707 707,4 2.404,4 1886,4 894,4 2.780,8 2.774,5 Dư nợ quá hạn 8,4 1,2 9,6 2,6 4,6 7,2 1,5 Trong đó: KTQD 6 1 7 1,4 3,5 4,9 KTNQD 2,4 0,2 2,6 1,2 1,1 2,3

Chỉ tiêu hiệu quả

Tổng doanh số cho vay 3.898 1.742 5.640 3.196 1.997 5.193 6.960

Tổng doanh số thu nợ 3.769 1.811 5.580 3.012 1.807 4.819 6.971

Dư nợ bình quân 2.472 2.780

2.2. Thực trạng công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2).doc (Trang 43 - 47)