Sở giao dịch cần coi công tác chấm điểm tín dụng trong xếp hạng doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2).doc (Trang 91 - 95)

doanh nghiệp là khâu quan trọng trong quá trình xem xét ra quyết định cấp tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động luôn ẩn chứa rủi ro tiềm tàng song đó cũng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng. Chính vì vậy, chấm điểm tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần hạn chế rủi ro tín

dụng, đem lại thành công cho Ngân hàng. Các cán bộ chấm điểm tín dụng cần nhận thức được tầm quan trọng của kết quả chấm điểm (điểm số tín dụng) đối với việc ra phán quyết tín dụng. Cần có sự phân biệt giữa quá trình thẩm định tín dụng với qui trình chấm điểm và xếp hạng. Hay nói cách khác hai quá trình trên cần có sự hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau để tăng cường tính hiệu quả khi phân tích tín dụng. Việc chấm điểm tín dụng cần được tiến hành một cách nghiêm túc, các cán bộ tín dụng cần tuân thủ chặt chẽ nội dung cũng như qui trình chấm điểm. Bên cạnh đó, kết quả chấm điểm và xếp hạng cần được lý giải rõ ràng cùng với việc phân tích về những ảnh hưởng của điểm số tín dụng và các điều kiện khác đến phán quyết tín dụng.

3.2.5. Sở cần tổ chức nhận hồ sơ và phân tích khách hàng theo hướng chuyên môn hoá

Chuyên môn hoá trong tổ chức nộp hồ sơ và phân tích khách hàng sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả của bước thu thập thông tin nói riêng và công tác chấm điểm tín dụng nói chung. Việc chuyên môn hoá cần được thực hiện theo các hướng sau đây:

Chuyên môn hoá theo đặc điểm, qui mô từng loại khách hàng, đối với những KH mới hoặc những món vay nhỏ, việc hướng dẫn và thu thập hồ sơ cần giao cho một vài nhân viên thuộc bộ phận tín dụng đảm nhiệm. Điều này một mặt giúp giảm áp lực tập trung công việc thủ tục đối với cán bộ tín dụng, mặt khác các nhân viên này còn có điều kiện giúp KH lập hồ sơ chính xác, tránh gây phiền hà cho KH.

Chuyên môn hoá theo mục tiêu, lĩnh vực tài trợ để hình thành bộ phận cán bộ tín dụng chuyên nghiên cứu, đảm nhận phân tích một vài lĩnh vực nào đó (ví dụ như lĩnh vực thương mại- dịch vụ, lĩnh vực ngoại thương…). Sau đó, Sở có thể lập phòng chuyên nghiên cứu phân tích theo lĩnh vực ngành nghề, hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trong khâu phân tích. Việc tổ chức theo mô hình trên có thể giảm được áp lực công việc cho cán bộ tín dụng, cán bộ phân tích có điều kiện nghiên

cứu kiến thức chuyên ngành được phân công, góp phần nâng cao chất lượng phân tích. Bên cạnh đó, biện pháp trên cũng hạn chế được những rủi ro mang tính chủ quan mà cán bộ tín dụng mang lại.

Tuy nhiên, việc chuyên môn hoá phải được tiến hành theo qui trình chặt chẽ và thống nhất, trách nhiệm và quyền hạn được phân định rõ ràng thì mới đem lại hiệu quả, nếu không sẽ xuất hiện sự chồng chéo lẫn nhau gây khó khăn cho công tác.

3.2.6.Tờ trình kết quả chấm điểm tín dụng phải đầy đủ

Tờ trình kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng của Sở Giao Dịch I còn sơ sài, chưa đưa ra được những nhận xét, đánh giá của cán bộ chấm điểm về tình hình hoạt động, khả năng tài chính cũng như năng lực trả nợ của KH; đem lại cảm giác thiếu tính khách quan và độ tin cậy đối với điểm số tín dụng. Do vậy, Sở cần phải bổ sung trong tờ trình những yếu tố phân tích một cách cụ thể, có như vậy cán bộ tín dụng mới có thể có được những quyết định đúng đắn khi đưa ra phán quyết tín dụng. Điều này, một mặt, có thể hạn chế được rủi ro, mặt khác, nó có thể giúp Sở tránh được việc mất các khách hàng. Chẳng hạn, trong tờ trình cán bộ chấm điểm tín dụng nên đề xuất hạn mức tín dụng, lãi suất cho vay và các hình thức đảm bảo tiền vay thích hợp với từng hạng khách hàng. Tờ trình này cần được nộp cho lãnh đạo của Sở kèm theo những thông tin chính xác và cần thiết để giải thích cho điểm số tín dụng và kết quả xếp hạng cũng như các báo cáo tài chính, thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh…

3.2.7.Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng

Trong hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, tính phức tạp và rủi ro rất cao nên nhân tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động tín dụng nên càng đòi hỏi cán bộ Ngân hàng thực hiện công việc này vừa phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao vừa phải có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm công tác. Do đó, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển

của hoạt động tín dụng, các Ngân hàng cần phải thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Dưới đây là một số biện pháp mà Sở có thể thực hiện để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng:

- Trước hết, cần nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng về tầm quan trọng của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Các cán bộ tín dụng, đặc biệt là cán bộ chấm điểm tín dụng cần tuân thủ triệt để qui trình chấm điểm tín dụng và có trách nhiệm đối với chất lượng kết quả xếp hạng. Điều này đòi hỏi cán bộ chấm điểm tín dụng phải am hiểu một cách thực sự ý nghĩa của các thông tin, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cùng với những ảnh hưởng của chúng đến điểm số tín dụng chứ không phải là áp dụng một cách máy móc. Hay nói cách khác, cán bộ tín dụng phải lý giải được kết quả của những chỉ tiêu này và so sánh với chỉ số trung bình ngành đồng thời chỉ ra được ưu nhược điểm của chúng. Có như vậy, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách mới thực sự phát huy được tính ưu việt trong việc hạn chế rủi ro tín dụng và làm cơ sở khách quan cho các phán quyết tín dụng.

- Sở cần chú trọng lập kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp lý bằng cách tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về các thay đổi liên quan đến văn bản Luật, qui chế và các chế độ chính sách của ngành nhất là chế độ kế toán và các thông tin kinh tế. Các lớp bồi dưỡng này có thể do lãnh đạo Ngân hàng trực tiếp giảng dạy hoặc mời các giảng viên có kinh nghiệm và trình độ từ các trường đại học kinh tế; tổ chức thường xuyên các buổi thảo luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và học hỏi từ các Ngân hàng tiên tiến. Bên cạnh đó, Sở cần tìm hiểu năng lực, sở trường của các cán bộ tín dụng để đề bạt, bố trí, quản lý sử dụng cán bộ thực hiện nghiệp vụ này phù hợp, phát huy tốt nhất khả năng của mỗi cán bộ nhằm đem lại hiệu quả cao trong công tác chấm điểm và xếp hạng.

- Sở cần thực hiện có hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ Ngân hàng nói

chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ cần tập trung trên cả ba khía cạnh chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và lòng trung thành với cơ sở. Bên cạnh đó, Sở cần có chính sách ưu đãi đối với các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm để thu hút đội ngũ này làm việc cho Ngân hàng hoặc làm cố vấn hay cộng tác viên trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Sở cần khuyến khích các cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng tự học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tin học…nhằm đáp ứng được sự thay đổi liên tục của các điều kiện kinh tế, kĩ thuật. Sở nên có chính hỗ trợ kinh phí học tập hoặc khuyến khích bằng cách tạo các cơ hội phát triển để cho nhân viên phấn đấu.

- Sở nên áp dụng chế độ thưởng phạt công bằng nghiêm minh đối với tất cả các cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Chính sách thưởng phạt công bằng, nghiêm minh sẽ là cơ sở để gắn kết trách nhiệm của cán bộ tín dụng với hoạt động chấm điểm và xếp hạng, phân tích và thẩm định khách hàng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là rủi ro về mặt đạo đức của các cán bộ tín dụng. Mặc dù việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín nhiệm có hạn chế được những ý kiến đánh giá chủ quan của người chấm điểm, nhưng vẫn không tránh khỏi những tiêu cực có thể xảy ra. Với những trường hợp tiêu cực như vậy, Sở cần có những hình thức xử phạt nặng nề để có tính răn đe đối với những nhân viên khác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2).doc (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w