Hệ thống chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịc hI NHCTVN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2).doc (Trang 47 - 70)

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHCT Việt Nam là một qui trình đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của một KH đối với ngân hàng cho vay như khả năng trả gốc và lãi vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng KH và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của KH tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH.

NHCT VN xếp các DN thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao. Trong đó hạng AA+ là loại tối ưu và có mức rủi ro thấp nhất và C là loại rất yếu kém tương ứng với mức độ rủi ro cao nhất.

Bảng 2.2: Bảng xếp hạng khách hàng

Loại Đặc điểm Mức độ rủi ro

AA+ Loại tối ưu

Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các KH có chất lượng tín dụng tốt nhất. Tình hình tài chính lành mạnh. Năng lực tài chính lành mạnh.

Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định.

Triển vọng phát triển lâu dài

Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền của Nhà nước.

Đạo đức tín dụng cao.

AA Loại ưu Tình hình tài chính lành mạnh

Khả năng sinh lời tốt

Hoạt động hiệu quả và ổn định.

Quản trị tốt.

Triển vọng phát triển lâu dài.

Đạo đức tín dụng tốt.

Rủi ro ở mức thấp nhưng về dài hạn cao hơn KH loại AA+

AA- Loại tốt Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định.

Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như KH loại AA.

Quản trị tốt.

Triển vọng phát triển tốt. Đạo đức tín dụng tốt.

Rủi ro ở mức tương đối thấp.

BB+ Loại khá Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn. Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.

Mức độ rủi ro trung bình.

BB Loại trung bình khá Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn.

Mức độ rủi ro trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được

Hoạt động kinh doanh tốt nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.

đảm bảo hơn KH loại BB+.

BB- Loại trung bình Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo hướng xấu.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động lớn từ những biến động kinh tế nhỏ. Rủi ro ở mức cao do khả năng tự chủ tài chính thấp. Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động của KH không được cải thiện.

CC+ Loại dưới trung bình

Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh có nhiều biến động.

Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm gần đây và hiện tại đang phải vật lộn để duy trì khả năng sinh lời.

Năng lực quản lý kém.

Rủi ro ở mức cao, là mức cao nhất có thể chấp nhận được; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, NH có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.

CC Loại xa dưới trung bình.

Hiệu quả hoạt động thấp Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn ( dưới 90 ngày) Năng lực quản lý kém Rủi ro ở mức rất cao, khả năng trả nợ NH kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.

thấp, bị thua lỗ, không có trỉển vọng phục hồi. Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn. Năng lực quản lý kém.

sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay.

C Loại rất yếu kém Các KH này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém.

Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như sẽ không thể thu hồi được vốn vay.

(Nguồn: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam)

2.2.2.Quy trình chấm điểm tín dụng tại Sở giao dịch I- NHCT VN

Qui trình chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I bao gồm 12 bước cơ bản sau:

Bước 1: Thu thập thông tin, lập hồ sơ về khách hàng

Thu thập thông tin là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình chấm điểm tín dụng. Thông tin có chính xác, trung thực và kịp thời thì điểm số tín dụng mới đáng tin cậy và tác động tích cực đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng. Trong bước này, cán bộ chấm điểm tín dụng tiến hành điều tra, thu thập, xác minh và sàng lọc nhằm mục đích tổng hợp thông tin về khách hàng và dự án đầu tư hay phương án sản xuất kinh doanh. Thông tin này có thể được khai thác từ hồ sơ do KH cung cấp, các giấy tờ pháp lý (biên bản thuế) hoặc từ các báo cáo tài chính (thông tin sẽ chính xác và đáng tin cậy hơn nếu là báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập). Ngoài ra, để tăng tính khách quan của thông tin do khách hàng cung cấp, CBCĐTD có thể phỏng vấn trực tiếp và đi thăm thực địa của KH. Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác cũng là các nguồn thông tin khách quan về khách hàng.Hiện nay, CBCĐTD còn có thể khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN.

Mỗi một ngành nghề kinh doanh đều có tính đặc thù riêng vì vậy CBCĐTD cần phân biệt ngành nghề của khách hàng để có những tiêu chí đánh giá thích hợp. Có 4 loại biểu điểm khác nhau được NHCT Việt Nam áp dụng đối với từng ngành kinh doanh cụ thể.

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp bao gồm chăn nuôi; trồng trọt cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp; trồng rừng; khai thác lâm sản; đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; làm muối.

Ngành thương mại, dịch vụ bao gồm các hoạt động kinh doanh trên cảng sông, cảng biển; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch; hoạt động kinh doanh siêu thị, đại lý phân phối, bán buôn, bán lẻ các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, kinh doanh thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hàng điện trử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải, hóa chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, điện, khí đốt; in ấn, xuất bản sách, báo chí; dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; dịch vụ tư vấn, môi giới; thiết kế thời trang, gia công may mặc; bưu chính viễn thông; vận tải đường bộ, đường song, đường biển, đường sắt, đường hàng không; dịch vụ vệ sinh, môi trường, văn phòng…

Ngành xây dựng bao gồm các lĩnh vực sau: hạ tầng giao thông, công nghiệp; hạ tầng đô thị và nhà ở; xây lắp (xây dựng cơ bản).

Ngành công nghiệp bao gồm các lĩnh vực chế biến các loại nông lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát; sản xuất thuốc lá; dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựnh, hóa chất (bao gồm cả phân bón, thuốc trừ sâu), hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các ngành khác; sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải; sản xuất điện, khí đốt; khai thác khoáng sản; khai thác than, vật liệu xây dựn, dầu khí.

Qui mô doanh nghiệp cũng là một tiêu chí được ngân hàng quan tâm xem xét khi đánh giá năng lực trả nợ của DN. Những doanh nghiệp có lợi thế về qui mô, có thể tiết kiệm chi phí sản xuất đem lại khả năng sinh lời cao hơn do đó được đảm bảo hơn về khả năng trả nợ. Tại Sở Giao Dịch I- NHCT Việt Nam, CBCĐTD cho điểm qui mô của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

Doanh thu thuần: là doanh thu hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như giá vốn hàng bán, khuyến mại, giảm giá. Việc đánh giá doanh thu thuần để xác định hiệu quả trong hoạt động bán hàng và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh thu thuần là chỉ tiêu cơ bản để đo lường khả năng tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

Nguồn vốn kinh doanh: là nguồn vốn được hình thành phục vụ cho quá trình hoạt động của DN. Đây là chỉ tiêu để đánh giá nguồn tài trợ cho doanh nghiệp. Theo tiêu chí này, doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh lớn và ổn định sẽ có qui mô và tiềm lực tài chính mạnh hơn.

Lao động: Là số lao động thực tế mà DN sử dụng tính bình quân trong 3 năm gần nhất. Số lượng lao động của doanh nghiệp cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh qui mô của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn thường có số lượng lao động trên 1000 người.

Giá trị nộp ngân sách nhà nước: phần giá trị lấy theo số thực nộp vào NSNN theo số phát sinh trong kì bao gồm các loại thuế và các khoản nộp khác theo qui định của Nhà nước trong năm báo cáo. Các khoản nộp ngân sách Nhà nước cũng được coi là một trong những tiêu chí đánh giá qui mô doanh nghiệp.

Cán bộ chấm điểm tín dụng căn cứ vào hồ sơ khách hàng và tiến hành chấm điểm theo hướng dẫn ở bảng 2.4.

Bảng 2.4: Bảng chấm điểm theo qui mô của doanh nghiệp STT Tiêu chí Trị số Điểm 1 Nguồn vốn kinh doanh Từ 50 tỷ đồng trở lên Từ 40 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng Từ 30 tỷ đến dưới 40 tỷ đồng Từ 20 tỷ đến dưới 30 tỷ đồng Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng Dưới 10 tỷ đồng 30 25 20 15 10 5 2 Lao động Từ 1500 người trở lên

Từ 1000 đến dưới 1500 người Từ 500 đến dưới 1000 người Từ 100 đến dưới 500 người Từ 50 đến dưới 100 người Dưới 50 người 15 12 9 6 3 1 3 Doanh thu thuần Từ 200 tỷ đồng trở lên

Từ 100 tỷ đến dưới 200 tỷ đồng Từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng Từ 20 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng Từ 5 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng Dưới 5 tỷ đồng 40 30 20 10 5 2 4 Nộp NSNN Từ 10 tỷ đồng trở lên Tỷ 7 tỷ đến 10 tỷ đồng Từ 5 tỷ đến 7 tỷ đồng Từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng Từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng Dưới 1 tỷ đồng 15 12 9 6 3 1

(Nguồn: Ngân Hàng Công Thương Việt Nam)

Dựa trên cơ sở chấm điểm qui mô như bảng, các doanh nghiệp được xếp vào loại hình doanh nghiệp qui mô lớn, vừa và nhỏ như sau

Bảng 2.5: Bảng đánh giá quy mô doanh nghiệp

Điểm Qui mô

Từ 70 đến 100 điểm Lớn

Từ 30 đến 69 điểm Vừa

Dưới 30 điểm Nhỏ

Bước 4: Đánh giá và cho điểm các chỉ số tài chính

Trên cơ sở xác định qui mô và ngành nghề/ lĩnh vực hoạt động của DN, CBCĐTD sẽ tiến hành chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. NHCT Việt Nam áp dụng 11 chỉ số thuộc 4 nhóm sau: Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán, nhóm các chỉ số phản ánh khả năng hoạt động, nhóm các chỉ số phản ánh cơ cấu vốn và nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời.

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

Yếu tố quyết định trả nợ của DN là tính thanh khoản của các tài sản mà DN nắm giữ. Hai tỷ số thông dụng để đánh giá khả năng thanh khoản của tài sản trong mối quan hệ với các khoản nợ của DN là hệ số thanh toán ngắn hạn (hiện hành) (Current Ratio) và hệ số thanh toán nhanh (Quick ratio).

Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn= --- (Current Ratio) Nợ ngắn hạn

Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, chỉ tiêu Current Ratio phải lớn hơn 1; nếu nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn.

Tài sản ngắn hạn- Hàng Tồn kho Hệ số thanh toán nhanh= --- (Quick Ratio) Nợ ngắn hạn

Hai hệ số trên phản ánh khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của DN trong đó hệ số thanh toán ngắn hạn là tỷ lệ giữa tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng 1 năm so với nợ ngắn hạn, tỷ số thanh toán nhanh là tỷ

số đã loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính vì hàng tồn kho là loại tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản ngắn hạn và thường chịu lỗ nếu doanh nghiệp muốn bán nhanh.

Một DN có hệ số thanh toán thấp sẽ thiếu tính thanh khoản theo nghĩa DN không thể giảm tài sản lưu động để chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Nó phải phụ thuộc vào sự thay thế giữa thu nhập từ hoạt động kinh doanh và nguồn thay thế từ bên ngoài. Do đó, rủi ro thanh khoản của DN là cao.

Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Nhóm chỉ tiêu hoạt động đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhìn chung các chỉ tiêu này phản ánh mối tương quan giữa từng nhóm tài sản nhất định (hàng tồn kho, phải thu, tổng tài sản) với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (doanh thu, giá vốn, lợi nhuận). Có ba chỉ tiêu cơ bản đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho= --- (Inventory turnover) Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng giải phóng và chu kỳ luân chuyển hàng tồn kho của DN. So với chỉ tiêu ngành, nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao thì có thể là do doanh nghiệp đã dự trữ quá ít, điều này có thể là không tốt vì doanh nghiệp sẽ không đủ hàng hoá cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc sẽ mất khách hàng vì hàng dự trữ không có sẵn. Nếu chỉ tiêu này quá thấp cũng sẽ là không tốt, vì có thể doanh nghiệp dự trữ quá mức và bị tồn kho nguyên vật liệu hay hàng hoá mà không thể giải phóng được.

Khoản phải thu bình quân Kì thu tiền bình quân= --- (Collection Period) Doanh thu bán chịu bình quân 1 ngày

Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu do bán chịu, phản ánh thời hạn tín dụng thương mại bình quân mà doanh nghiệp đã cấp cho khách hàng.

Doanh thu thuần Số vòng quay tài sản = --- (Asset Turnover) Tổng tài sản bình quân

Hệ số vòng quay tài sản cho biết số doanh thu thực hiện được trên mỗi đồng tài sản. Hệ số này phản ánh năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu. Khi đem so sánh với chỉ tiêu ngành, nếu doanh nghiệp có chỉ tiêu này càng cao, càng có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2).doc (Trang 47 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w