Mô tả quy trình thế chấp BĐS tại Ngân hàng ĐT&PTVN BIDV chi nhánh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THẾ CHẤP VÀ GIÁ THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH QUẢNG NINH (2).doc (Trang 26 - 29)

nhánh Quảng Ninh

Quy trình thế chấp BĐS tại Ngân hàng ĐT&PTVN BIDV chi nhánh Quảng Ninh gồm 6 bước chính như sơ đồ nêu trên. Cụ thể từng bước:

Bước 1: Xem xét đơn đề nghị thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh, thông

tin khách hàng.

- Bên thế chấp có đơn đề nghị thế chấp BĐS gửi Ngân hàng .

- Ngân hàng xem xét phương án kinh doanh, sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng.

Bước 2: Giám định tính chất pháp lý và thẩm định giá BĐS thế chấp.

- Ngân hàng xem xét tính chất pháp lý BĐS bảo đảm.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo Luật Đất đai năm 2003.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993; giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định tại Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

+ BĐS không có tranh chấp, được phép giao dịch, dễ chuyển nhượng, phát

mại.

- Thẩm định giá trị thế chấp:

+ Căn cứ theo khung giá nhà nước, giá thị trường tại khu vực có BĐS đó. + Tổ định giá trực tiếp thẩm định giá của BĐS ngoài thực tế. Hai phương pháp hay dùng để định giá BĐS là: phương pháp so sánh và phương pháp chi phí.

Bước 3: Kí kết hợp đồng thế chấp BĐS và công chứng

- Các bên kí kết hợp đồng thế chấp BĐS theo mẫu hợp đồng quy định thường bao gồm các nội dung: cơ sở kết lập hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, tài sản thế chấp, xử lý tài sản thế chấp, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, cam đoan của các bên…

- Công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.

- Thủ tục công chứng, chứng thực, xác nhận bảo đảm tiền vay phải do BIDV đầu mối thực hiện để bảo đảm tính xác thực.

- Hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực, xác nhận:

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng hoặc Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng (theo mẫu của Phòng công chứng, UBND cấp xã).

+ Bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện); Văn bản phân cấp, uỷ quyền của BIDV và Bên bảo đảm (nếu có) xác định thẩm quyền ký giao dịch bảo đảm.

+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. + Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản trên đất.

+ Ngoài các cầu công chứng, chứng thực còn có thêm một hoặc vài các giấy tờ khác tùy trường hợp.

Bước 4: Đăng ký thế chấp

Ngân hàng có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý biết về việc thế chấp, và bên thế chấp có đơn gửi văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất kèm theo giấy tờ về sở hữu nhà ở để đăng ký thế chấp, cụ thể như sau:

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện

đăng ký thế chấp trong trường hợp bên thế chấp là tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam…

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất, tài sản gắn liền với đất đối với nơi chưa thành lập hoặc không thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp trong trường hợp bên thế chấp là hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (cấp tỉnh và cấp huyện) chịu trách nhiệm đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất:

+ Thế chấp bằng quyền sử dụng đất.

+ Thế chấp bằng nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây rừng, cây lâu năm. + Thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

+ Thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

+ Thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

+ Thay đổi, sửa chữa sai sót, xoá đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã liệt kê trên đây.

+ Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp đã đăng ký thế chấp.

Bước 5: Giải ngân và kiểm tra sau khi cho vay

- Bên thế chấp chuyển GCNQSD đất, tài sản gắn liền với đất, hợp đồng thuê đất của Nhà nước; thông báo đã đăng ký thế chấp cho Ngân hàng và nhận tiền vay.

- Ngân hàng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi cho vay.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng

- Giải chấp, xóa đăng ký thế chấp nếu bên thế chấp đã thanh toán đầy đủ. - Xử lý BĐS thế chấp để thu hồi nợ nếu bên thế chấp không thanh toán được.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THẾ CHẤP VÀ GIÁ THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH QUẢNG NINH (2).doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w