KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THẾ CHẤP VÀ GIÁ THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH QUẢNG NINH (2).doc (Trang 59 - 60)

- Thông tin khách hàng: Khách hàng là bà Phạm Thị Thanh, đề nghị Ngân

KẾT LUẬN CHUNG

Thế chấp BĐS là một trong những quyền của người sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất. Theo số liệu thống kê cho thấy 68% số người được hỏi về tầm quan trong trong 9 quyền của người sử dụng đất đều chọn quền thế chấp. Và theo thống kê vào giữa năm 2008 BĐS thế chấp lên tới khoảng 50% tổng tài sản ngân hàng, nghĩa là bằng GDP Việt Nam.

Hoạt động cho vay-thế chấp là hoạt động trung gian trong cung và cầu vốn, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, từ những hoạt động này góp phần làm tăng tài sản của Ngân hàng, phát triển hơn cả về chất lượng và quy mô, góp phần quản lý khối lượng tiền tệ lưu thông trong nước.

Hoạt đông thế chấp là một hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cho cả bên thế chấp và bên ngân hàng-bên nhận thế chấp, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tài sản thế chấp có vai trò làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng và giá trị của nó có tính chất quyết định trong việc cho vay của Ngân hàng.

Từ những ý kiến nêu trên, có thể thấy được tầm quan trọng của công tác thế chấp BĐS tại các Ngân hàng. Ngân hàng ĐT&PTVN BIDV chi nhánh Quảng Ninh rất coi trọng và luôn có những phương hướng để phát triển và hoàn thiện công tác thế chấp BĐS. Thực tế đã chứng minh khi mà lượng tài sản đảm bảo là BĐS được thế chấp tại Ngân hàng là 75%.

Tóm lại, hoạt động thế chấp BĐS tại các Ngân hàng vẫn ngày càng phát triển, kéo theo đó sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề bất cập cần khắc phục. Vấn đề cần đặt ra ở đây là thường xuyên đánh giá, kiểm tra họat động thế chấp BĐS ở các Ngân hàng, để phát triển nó sao cho thật hiệu quả với cả 2 bên: bên thế chấp và bên nhận thế chấp, nó đòi hỏi các nhà làm luật cũng cần có những chỉnh sửa, bổ sung kịp thời.

Rõ ràng với sự phát triển của hoạt động thế chấp BĐS tại các Ngân hàng hiện nay, song song với những thuận lợi của nó là những bất cập nảy sinh cần giải quyêt. Do đó,đề tài xin được nêu một vài kiến nghị sau:

- Phối hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật giữa các ban ngành phải đồng bộ, để loại bỏ những "lỗ hổng" dẫn đến khả năng tiêu cực.

- Ngân hàng Nhà nước cần có sự thống nhât, chỉ đạo xuyên suốt hệ thống các Ngân hàng. Các văn bản pháp luật phải được hệ thống hóa một cách rõ ràng, rành mạch, kịp thời. Mỗi quy định đưa ra cần được xem xét kỹ lưỡng, đảm bảo nhu cầu người dân, cũng như phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng.

- Các Sở Tài Nguyên Môi Trường cần quản lý thật tốt các văn bản, giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.

- Chính phủ cần có những quy định để hoàn thiện công tác thế chấp BĐS, như xây dựng các chính sách về quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có liên quan đến ngành nghề này, mang tới hiệu quả cao nhất trên thực tiễn chứ không chỉ là trên lý thuyết.

- Bên cạnh đó là sự hợp tác quốc tế và học hỏi các Ngân hàng quôc tế khác, nhằm quy mô, tổng hợp hóa, và phát triển cùng với thị trường nước ngoài.

- Các cơ quan có thẩm quyền và chuyên môn liên quan, cần tiến hành kiểm tra thường xuyên hoạt động của các Ngân hàng, phát hiện kịp thời những hành vi tham nhũng, sai phạm, nhằm tránh gây hậu quả xấu tới người dân cũng như nền kinh tế.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THẾ CHẤP VÀ GIÁ THẾ CHẤP BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV CHI NHÁNH QUẢNG NINH (2).doc (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w