Tổng quan về hệ thống ngânhàng ViệtNam và nhận định thương hiệu:

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá về hoạt động xây dựng thương hiệu tại ngân hàng TMCP Á Châu (2).doc (Trang 34 - 36)

II/ Thương hiệu NHTMC PÁ Châu

1) Tổng quan về hệ thống ngânhàng ViệtNam và nhận định thương hiệu:

1) Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam và nhận định thương hiệu: hiệu:

a.Thương hiệu của các ngân hàng Việt Nam

Cho đến nay hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thực sự có một thương hiệu tốt, chưa một ngân hàng nào tạo được sự tin cậy cao cho khách hàng. Nhìn chung, thương hiệu của ngành ngân hàng trong nước còn mờ nhạt so với khu vực và thế giới. Điều này có thể lý giải là do các ngân hàng dù đã dày công quảng bá, thay đổi logo, tên tuổi, gia tăng dịch vụ nhưng vẫn chưa thật sự có điểm khác biệt để ghi dấu ấn với khách hàng.

Xét về dịch vụ, hầu hết các ngân hàng cổ phần đều đưa ra định hướng trở thành bán lẻ, nhưng khi tiếp cận thì sản phẩm bán lẻ nào cũng giống nhau, ít có giá trị gia tăng ở từng sản phẩm mà chỉ có thể cạnh tranh nhau chút ít về lãi suất. Trong khi tâm lý khách hàng lại không dễ thay đổi một sớm một chiều.

Chính vì thế mà cho dù có gần 100 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nhưng đọng lại dấu ấn trong lòng khách hàng vẫn chỉ là những tên tuổi vốn đã rất quen thuộc mà hầu hết trong số đó là các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Một nghiên cứu được công bố trong hội thảo Thương hiệu cho ngành tài chính, ngân hàng 2009 vừa được tổ chức tại Hà Nội cho thấy, không ngân hàng Việt Nam nào mua, nghiên cứu hoặc có sử dụng các số liệu nghiên cứu về thị trường truyền thông cho các chiến lược xây dựng thương hiệu của mình. Ngoài ra, cũng chưa có bất kỳ nghiên cứ chuyên nghiệp nào về khách hàng tiềm năng của từng ngân hàng cụ thể. Bên cạnh đó, còn có tình trạng các ngân hàng đồng loạt tài trợ rất nhiều chương trình nhưng không xác định được mục đích cụ thể, loại hình nào phù hợp.

b.Nhóm các ngân hàng thương mại Quốc doanh

Là ngân hàng mà trong đó nhà nước chiếm cổ phần đa số, số cổ phần còn lại là của các cá nhân và tổ chức kinh tế khác. (Trước khi có chính sách cổ phần hóa các DN nhà nước thì những ngân hàng loại này hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước)

VD: Vietcombank (ngoại thương), Agribank (NN&PTNN), Viettinebank (công thương), BIDV (Đầu tư), MB (Quân đội)...

Những ngân hàng này chủ yếu hoạt động để làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ mà thôi.

c.Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần

Là những ngân hàng không có vồn góp của nhà nước hoạt đông nhằm mục đích kinh doanh trong linh vực tiền tệ.

Những ngân hàng này không có được sự hỗ từ phía nhà nước nên phải đặt mục tiêu lợi nhuận là phương châm hoạt động.

Nhóm thương hiệu mạnh

Là những ngân hàng lớn được nhiều người biết đến. Những ngân hàng này về cơ bản đã chiếm được lòng tin của khách hàng và là cái tên đâu tiên trong suy nghĩ của khách hàng khi khách hàng muốn giao dịch với các ngân hàng. Ở Việt Nam có những ngân hàng đạt được thương hiệu mạnh như ngân hàng Vietcombank, Viettinbank, Sacombank, TM CP Á Châu, Đông Á…

Nhóm thương hiệu trung bình

Là những ngân hàng được biết đến nhưng không nhiều và không phổ biến như ngân hàng VIBbank, Liên Việt, Quân Đội…

Thương hiệu yếu và khó nhận biết

Là những ngân hàng nhỏ ít ngươi biết tới, khách hàng có thể không biết đến sự tồn tại của những ngân hàng này. Có thể kể đến mọt số ngân hàng như ngân hàng Kiên Long, Đệ Nhất,Đại Á…

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá về hoạt động xây dựng thương hiệu tại ngân hàng TMCP Á Châu (2).doc (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w