Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 55 - 56)

- Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRTD trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của NH Cần phả

2.3.4.4, Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Trong năm 2007, Chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro là 9.982 triệu đồng, trong đó dự phòng cụ thể là 450 triệu đồng tập trung vào dư nợ nhóm 4. Việc xử lý RRTD năm 2007 Chi nhánh đã lập hồ sơ đề nghị và được cấp trên phê duyệt xử lý RRTD là 1 trường hợp, số tiền là 2.228 triệu đồng (trong đó có 4 trường hợp giảm miễn lãi, tổng số tiền là 1.015 triệu đồng).

Trong năm 2008, Chi nhánh đã trích lập quỹ dự phòng RRTD 6.700 triệu đồng, trong đó dự phòng cụ thể là 1.860 triệu đồng, dư nợ nhóm 3 là 11 triệu đồng, dư nợ nhóm 5 là 1.849 triệu đồng. Việc xử lý RRTD năm 2008 NH đã thành lập hồ sơ đề nghị và được cấp trên phê duyệt và xử lý RRTD là 10 triệu đồng, thu nợ đã xử lý RR ngoại bảng là 1.863 triệu đồng, đạt 37,79% kế hoạch.

Trong năm 2009, Chi nhánh đã trích lập quỹ dự phòng RRTD 10.381 triệu đồng, trong đó dự phòng cụ thể là 23,429 triệu đồng, dư nợ nhóm 3 là 6 triệu đồng, dư nợ nhóm 5 là 17,429 triệu đồng. Việc xử lý RRTD năm 2009 NH đã thành lập hồ sơ đề nghị và được cấp trên phê duyệt và xử lý RRTD là 36 triệu đồng, thu nợ đã xử lý RR

ngoại bảng là 37 triệu đồng, giảm 1.826 triệu đồng so với năm trước, đạt 0.74% kế hoạch 2009.

Tình hình trích lập quỹ dự phòng RRTD và xử lý rủi ro của Chi nhánh qua các năm cho thấy, Chi nhánh đã và đang nỗ lực rất nhiều trong quá trình khắc phục rủi ro. Chi nhánh đã từng bước thực hiện việc cơ cấu lại các khoản nợ, làm trong sạch hoạt động tài chính, xử lý nợ tồn đọng,… Để nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro, Chi nhánh cũng đã có những sáng kiến cải tiến trong công tác tín dụng, vừa nâng cao nghiệp vụ, vừa mang lại hiệu quả cho công việc. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng đã thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro trong hoạt động NH theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, được bổ sung tại quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN, cho phép NH được trích lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định trên cơ sở phân loại nợ quá hạn và hoạch toán vào chi phí, được sử dụng bù đắp rủi ro. Cách làm này giúp giảm bớt gánh nặng nợ cho NH, giảm áp lực tâm lý của CBTD cũng như lãnh đạo NH khi gặp phải RRTD có thời gian xử lý TSĐB.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w