Về phía doanhnghiệp

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 72 - 74)

- Hạn chế cấp tín dụng đối với những KH có dấu hiệu rủi ro, không tuân thủ các quy định của pháp luật.Cụ thể là:

2.4.1.2.2,Về phía doanhnghiệp

Tiêu cực trong hoạt động doanh nghiệp: Các cá nhân trong doanh nghiệp lợi dụng quyền hạn, chức vụ nhằm trục lợi, gian lận, thực hiện không đúng các quy định làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn doanh nghiệp.

Đầu tiên là công tác kế toán, hạch toán ở một số doanh nghiệp còn bị xem nhẹ dẫn đến tình trạng nhân viên làm sai lệch sổ sách chứng từ, tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cung cấp thông tin không đúng, giả mạo, che giấu các thông tin bất lợi như thua lỗ trong kinh doanh, bị điều tra (công ty dược phẩm TW, thuốc lá Sài Gòn), ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra thẩm định của ngân hàng, báo cáo tài chính chưa được kiểm toán hoặc sai lệch qua các năm (công ty đầu tư và xây dựng Lộc Thịnh, Công ty CP Tân Phú…).

Doanh nghiệp giảm sút trong hoạt động kinh doanh, quản lý chưa hiệu quả, kế hoạch tài chính không phù hợp, thiếu thông tin về những thay đổi của ngân sách, đầu tư quá mức vào tài sản cố định, mở rộng kinh doanh không có kế hoạch, điển hình là các công ty kinh doanh ô tô nhập khẩu, lượng xe bán ra trong năm 2009 giảm rất nhiều so với những năm trước; một số công ty tập trung quá nhiều cho khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng mua xe nhưng lượng xe bán ra vẫn không tăng dẫn đến DN phải tốn nhiều chi phí hơn trong kinh doanh (Xảy ra ở công ty Thành Nghĩa, công ty CP Sông Hương,…).

Doanh nghiệp chưa quan tâm đến yếu tố môi trường, không tuân thủ các quy định dẫn đến gián đoạn hoạt động ở khách sạn Nhân Việt, công ty CP Thành Văn…

Doanh nghiệp thiếu cảnh giác đối với hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến uy tín và tình hình hoạt động; công ty chưa có chính sách cụ thể giải quyết vấn đề, thị trường, thị phần bị xáo trộn, giảm sút, cụ thể là các mặt hàng thuộc về gạch men, mỹ phẩm, điện máy… (công ty Cofidec).

Nhận xét nghiên cứu:

Từ những kết quả điều tra trên cho ta một kết luận hết sức rõ ràng: Tăng trưởng tín dụng là cần thiết, tuy nhiên tăng trưởng phải gắn liền với an toàn và hiệu quả. Có như vậy mới tạo được sự phát triển bền vững.

Ngoài những nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế thì nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng và DN mới thật sự là yếu tố quyết định đối với RRTD. Quá trình triển khai thực hiện công tác QTRRTD tại Chi nhánh bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế, những khe hở, những lỗ hổng mà qua đó sẽ tạo điều kiện cho rủi ro tín dụng phát sinh.

Kết luận chương 2:

Có thể nói mục tiêu lớn nhất trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chính là tối đa hóa lợi nhuận. Trong hoạt động ngân hàng thì việc xảy ra rủi ro nhiều hay ít là điều không thể tránh khỏi. Với những kết quả nghiên cứu thu thập được cùng với những biện pháp thích hợp được tác giả nghiên cứu và đề xuất trong chương tiếp theo thì RRTD tại Chi nhánh trong năm 2010 và những năm tiếp theo chắc chắn sẽ được kiểm soát và giảm thiểu đáng kể.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CT VN CN 7 TP HCM TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CT VN CN 7 TP HCM

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN CHI NHÁNH 7 TP HCM (2).doc (Trang 72 - 74)